Tác động của ĐTH đến việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 28)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa

1.2.3. Tác động của ĐTH đến việc làm

ĐTH ảnh hƣởng đến việc làm theo cả hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Theo hƣớng tích cực ĐTH sẽ tạo ra điều kiện giúp ngƣời lao động chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông với thu nhập thấp sang việc làm mới ổn định và thu nhập cao. Song việc chuyển đổi này cần có những điều kiện nhất định nhƣ việc ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo để có trình độ chuyên môn kỹ thuật thích ứng với những công việc mới. Về hƣớng tiêu cực ĐTH tác động đến việc làm và thu nhập của ngƣời lao động nhất là lao động nông nghiệp do sự mất đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế ĐTH càng tăng thì đất canh tác nói riêng càng bị thu hẹp.

Với các nƣớc đang phát triển, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,... của lao động nông nghiệp, nông thôn thƣờng rất thấp, do vậy khi tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trƣờng, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp ngày nay - thời đại khoa học công nghệ - lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải đƣợc đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đặt ra những yêu cầu mới cho ngƣời lao động, đòi hỏi ngƣời lao

động phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Nếu ngƣời lao động nông nghiệp nói riêng, ngƣời lao động trong các ngành nói chung không đƣợc đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự họ sẽ mất công ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.

Thực trạng về lao động và việc làm ở các nƣớc đang phát triển đã chứng minh: lao động có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi đang rất thiếu, trong khi lao động thủ công và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lƣợng lớn. Do vậy, muốn giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa cần thiết phải quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ ngƣời lao động nông nghiệp nói riêng, lao động xã hội nói chung theo cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với từng giai đoạn đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Trong quá trình ĐTH các đô thị cũ đƣợc mở rộng, hình thành nhiều đô thị mới theo đó nhiều nhà máy xí nghiệp đƣợc xây dựng và phát triển, nhiều trung tâm thƣơng mại dịch vụ đƣợc hình thành và tạo ra một số cơ hội kinh doanh, ngành nghề mới dẫn đến có số lƣợng lớn việc làm mới cho ngƣời lao động. Nhờ đó mà ngƣời dân có quyền lựa chọn nhiều hơn trong công việc, có điều kiện chuyển đổi cơ cấu Vốn đầu tƣ việc làm từ thuần nông sang việc khác thuận lợi, năng suất lao động cao, thu nhập tốt hơn. Nhƣng cần thấy rằng số lƣợng việc làm tạo ra trong quá trình ĐTH thƣờng nhỏ hơn nhu cầu việc làm phát sinh do quá trình này.

ĐTH không chỉ tác động đến việc làm mà còn tác động mạnh đến đời sống và thu nhập của ngƣời lao động. ĐTH tạo điều kiện để ngƣời dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị càng lớn, tạo ra sức hấp dẫn ngƣời dân từ nông thôn đến thành thị và tất nhiên sẽ tạo ra một làn sóng di dân gây nên tình trạng quá tải, bùng nổ dân số. Hiện tƣợng này khiến cho trong một thời gian ngắn số ngƣời không có việc làm lớn, tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao, tạo sức ép giải quyết việc làm và làm cho sự chênh lệch trong thu nhập là điều không thể tránh khỏi. Nông nghiệp là ngành có thu nhập thấp, lao động nặng nhọc. Chính vì vậy sức hấp dẫn của nông nghiệp ngày càng giảm sút. Đó là tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp cần phải lƣu ý nhiều trong quá trình ĐTH.

Tóm lại, quá trình ĐTH không chỉ có tác động tích cực đến lao động việc làm nông thôn mà cũng có ảnh hƣởng nhất định trong quá trình tạo việc làm cho khu vực này.

 Tác động tích cực

Thứ nhất, quá trình đô thị hoá đã cung cấp một lực lƣợng lao động lớn, trẻ, có trình độ. So với ngƣời thành phố, lao động nhập cƣ thƣờng linh hoạt và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm, chấp nhận nặng nhọc, độc hại, công việc có thu nhập thấp mà ngƣời thành phố không muốn làm.

Thứ hai, góp phần giải quyết công ăn việc làm, làm giảm bớt lao động dƣ thừa hiện nay. Quá trình đô thị hoá đã thu hút một lực lƣợng lớn lao động nông nghiệp dƣ thừa, mỗi năm có hàng trăm ngàn ngƣời. Do sự phát triển khoa học - công nghệ đặc biệt công nghệ sinh học, thời gian làm việc của lực lƣợng lao động nông thôn hiện nay mỗi năm không nhiều. Những ngành nghề phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn chƣa phát triển, lao động nông nghiệp không thể tìm việc làm Mặt khác, họ lại khó khăn trong việc đào tạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trƣờng trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế càng ngày càng đòi hỏi trình độ tay nghề qua đào tạo, xu hƣớng vận động đến kinh tế tri thức, tức là việc học tập phải đòi hỏi thƣờng xuyên, cả xã hội học tập.

Thứ ba, đô thị hoá đã góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai. Đất đai luôn có giới hạn, việc tập trung cao dân cƣ trong các quận nội đo hay vùng ven đô thị hoá cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất, tiết kiệm nhất.

Thứ tƣ, đô thị hoá tạo điều kiện thúc đ y sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Nó tạo tiền đề, thị trƣờng cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ. Sự giao lƣu kinh tế - văn hoá giữa các vùng, miền, ngành kinh tế đƣợc thể hiện nhờ quá trình đô thị hoá cũng là quá trình thị trƣờng hoá. Nó kích thích cầu và mở đƣờng cho cung ứng.

Thứ năm, đô thị hoá tạo điều kiện giao lƣu và giữ gìn văn hoá các vùng miền, làm phong phú hơn văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá hiện đại. Dân di cƣ đến thành

phố đồng thời mang văn hoá riêng có của vùng quê của họ, góp vào một văn hoá chung đƣợc hƣởng thành với lƣu giữ ở thành phố.

 Những tác động tiêu cực

Thứ nhất, vấn đề lao động, việc làm: ĐTH thiếu bền vững sẽ làm mất cân đối về cơ hội việc làm cũng nhƣ cơ cấu việc làm giữa thành thị và nông thôn. Việc thu hẹp đất canh tác và thay đổi ngành nghề sẽ khiến một bộ phận lao động nông thôn không đủ việc hoặc mất việc làm.

Thứ hai, vấn đề dân số: ĐTH sẽ tất yếu dẫn đến sự quá tải về dân số. Trong đó, dân số có trình độ chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội ngày càng tăng, bên cạnh gánh nặng về lao động dƣ thừa tại các đô thị là sự tồn tại của các vấn đề xã hội nhƣ: an ninh trật tự, giao thông…

Thứ ba, vấn đề đời sống: ĐTH cũng làm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn xa hơn xét về mặt giáo dục, đầu tƣ nghiên cứu khoa học…

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa

1.2.4.1. Tăng trưởng phát tri n kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện và mọi mặt trong nền kinh tế (sự phát triển đồng thời giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội trong nền kinh tế) thì tạo việc làm tác động vào cả hai mặt của sự phát triển kinh tế.

Việc làm vừa là kết quả vừa là điều kiện cho tăng trƣởng kinh tế. Khi nền kinh tế của một quốc gia có tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định qua thời gian dài, có những tiền đề cho sự tăng trƣởng vững chắc thì nhu cầu việc làm tăng lên, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Ngƣợc lại, trong nền kinh tế có sự suy thoái, lạm phát cao thì nhu cầu về việc làm cũng giảm xuống theo, dẫn đến tình trạng thất nghiệp của một bộ phận dân cƣ. Vậy tăng trƣởng kinh tế và việc làm có mối quan hệ thuận chiều với nhau.

Tăng trƣởng kinh tế nhanh chính là động lực chủ yếu để tạo thêm nhiều việc làm ổn định và bền vững cho ngƣời lao động. Xét trên góc độ toàn nền kinh tế, kinh tế tăng trƣởng càng cao thì khả năng tạo việc làm càng nhiều trong điều kiện năng suất lao động không thay đổi nhiều. Khi nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng và phát triển

nhanh sẽ tác động thúc đ y nâng cao thu nhập, mức sống của ngƣời lao động và gia đình họ khiến bản thân ngƣời lao động có xu hƣớng thay đổi ngành nghề, chuyển đổi sang nghề có thu nhập, có môi trƣờng làm việc tốt hơn. Ngoài ra, phát triển kinh tế còn ảnh hƣởng đến ngƣời lao động trong việc phải nâng cao trình độ, khả năng thích ứng, khả năng hoà nhập,… vào thị trƣờng lao động. Điều này dẫn đến một bộ phận ngƣời lao động có năng lực, nhạy bén với thời cuộc sẽ tìm kiếm việc làm để chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hƣớng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hƣớng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Trong tỷ trọng các ngành sản xuất sản ph m có dung lƣợng vốn cao hơn sẽ tăng lên và tỷ trọng các ngành sản xuất sản ph m có dung lƣợng lao động cao sẽ giảm dần. Qua đó mà việc làm cũng sẽ thay đổi theo sự chuyển đổi cơ cấu này, việc làm trong lĩnh vực các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng tăng lên do sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành với yêu cầu về lực lƣợng lao động mới ở cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Thể hiện ra bên ngoài là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp,… với thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Do đó tạo ra khối lƣợng lớn về việc làm nhất là việc làm phi nông nghiệp, nó đòi hỏi ngƣời lao động phải có một trình độ, khả năng nhất định nào đó. Xã hội càng phát triển càng đƣợc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thì rất cần những ngƣời lao động giỏi, có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy để hội nhập nền kinh tế mới phát triển, tiếp cận và theo kịp sự phát triển của nhân loại phải có một đội ngũ những ngƣời lao động giỏi cả về khả năng, trình độ và chuyên môn.

1.2.4.2. Chuy n dịch cơ cấu kinh tế

Khi xem xét tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến lĩnh vực lao động - việc làm, các nhà kinh tế thƣờng nhấn mạnh khả năng của nền kinh tế trong khía cạnh tạo ra việc làm cho ngƣời lao động. Nhìn chung, một sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế dù là tự phát hay theo một chƣơng trình hành động của Chính phủ đều có ảnh hƣởng đến cơ cấu việc làm. Để tạo bƣớc chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế, Chính phủ sẽ phải định hƣớng các ngành mục tiêu, ngành mũi nhọn, để từ đó thực

hiện các biện pháp, chính sách nhằm tăng cƣờng, kích thích đầu tƣ, đào tạo huấn luyện lao động và thí điểm áp dụng công nghệ mới. Việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn có thể là động lực kéo theo sự phát triển những ngành có liên quan đến hoạt động của ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến số lƣợng việc làm tạo ra nhiều hơn. Đi cùng với sự gia tăng việc làm ở các ngành mũi nhọn cũng có thể là sự phá sản ở một số ngành yếu thế hơn, và việc làm lại bị giảm. Kết quả của sự thay đổi này bao giờ cũng sẽ là mất việc làm ở ngành này, tăng việc làm ở ngành khác. Do đó số lƣợng việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc tạo ra nhiều hay ít rõ ràng là phải phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang tác động đến rất nhiều nƣớc trên thế giới nhằm tạo ra các ngành nghề mới với quy mô rộng lớn và đa dạng về chủng loại hơn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, ngƣời lao động và các sản ph m tạo ra chứa hàm lƣợng chất xám cao hơn tức là làm giảm số suất việc làm nhƣng cũng làm mở mang thêm nhiều ngành nghề góp phần mở rộng quy mô việc làm cho xã hội.

1.2.4.3. Thay đổi cấu trúc ngành nghề

Việc thay đổi cấu trúc ngành nghề là xu hƣớng tất yếu của thị trƣờng lao động nông thôn trong quá trình ĐTH. Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế là sự thay đổi trong phân công lao động giữa các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. ĐTH diễn ra, đòi hỏi lao động nông thôn phải thích nghi với sự phát triển về kinh tế xã hội của khu vực. Việc phát triển thị trƣờng lao động là một yếu tố khách quan nhằm phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực theo cung – cầu và giá cả lao động của thị trƣờng, nhằm thu hút đầu tƣ, tạo việc làm và thúc đ y phát triển kinh tế - xã hội.

Dƣới tác động của quá trình ĐTH, thị trƣờng lao động nông thôn có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần các nghề nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề này là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế hiện đại, phát triển. Chính vì điều đó, trong quá trình ĐTH một bộ phận lao động có thể ở trạng thái “thất nghiệp”, một bộ phận lao động phải chuyển nghề mới, tìm việc làm mới với những

yêu cầu đòi hỏi về chuyên môn.

Thay đổi cấu trúc ngành nghề không chỉ đơn thuần chuyển từ ngành nghề này sang ngành khác của ngƣời dân mà còn làm thay đổi cơ cấu của mỗi ngành, giúp cho các ngành phù hợp với cơ chế hiện nay. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trƣờng ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hóa kích thích và tạo cơ hội để con ngƣời năng động, sáng tạo trong tìm kiếm và lựa chọn các phƣơng thức, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Không chỉ chuyển đổi từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác, mà ngay trong nội ngành, cơ cấu sẽ phát triển theo hƣớng tăng dần sản xuất các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao hơn.

1.2.4.4. Ảnh hưởng của chính sách lao động việc làm

+ Việc làm còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của Chính phủ đối với các vấn đề này. Trong mỗi thời kỳ, các cơ chế chính sách của Chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phƣơng, các quy định của doanh nghiệp sẽ đề ra những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của lĩnh vực này, ngành này hay lĩnh vực khác. Chính sách và cơ chế của Nhà nƣớc cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các chủ sử dụng lao động để tạo việc làm thu hút lao động đặc thù hay hạn chế mức độ sa thải và ngăn ngừa việc sa thải đồng loạt. Các chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô, đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)