5. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa
1.2.2. Tác động của ĐTH đến lao động nông nghiệp và đời sống nông thôn
ĐTH đã đ y nhanh quá trình phân công lao động, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất phát triển. ĐTH đ y nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Một bộ phận lao động nông thôn sẽ phải từ bỏ các nghề truyền thống sản xuất nông nghiệp để tìm kiếm các việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Việc tác động đến nhu cầu về cơ cấu lao động gây nên sự xáo trộn trong đời sống văn háo làng xã, tập tục thói quen của lao động nông thôn. Để thích nghi với quá trình ĐTH, lao động nông thôn cần phải đƣợc đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng khai thác những thuận lợi của quá trình đô thị hóa tạo ra, để giải quyết công ăn việc làm cho mình. Một mặt ĐTH cũng tạo ra cho khu vực nông thôn sự đa dạng về ngành nghề, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hợp lý, mặt khác quá trình ĐTH cũng tạo sự ảnh hƣởng lớn đến việc làm nông thôn khi chính lao động nông thôn không thích nghi với ĐTH.
ĐTH còn góp phần nâng cao giá trị do lao động tạo ra. Vì cùng với quá trình ĐTH thì quá trình CNH, HĐH cũng phát triển mạnh mẽ do đó các thành tựu về khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến hiện đại hơn sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất nhờ thế năng suất lao động cũng nhƣ trình độ ngƣời lao động tăng lên. Đồng thời ở các vùng đô thị sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, kỹ
thuật hạ tầng giúp cho con ngƣời có nhiều điều kiện thuận lợi để học tập, trao đổi thông tin nâng cao trình độ. Song chính sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ lại đòi hỏi ngƣời lao động phải có kỹ năng và trình độ tay nghề cao hơn để sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất. Do đó ngƣời lao động càng phải nhạy bén trong tiếp cận thành tựu kỹ thuật mới để nắm bắt và sử dụng cho sự phát triển đi lên.
ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cƣ đô thị và các vùng lân cận. Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ngƣời dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân ngƣời/ tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cƣ cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cƣ đƣợc cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.