Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông

3.3.1. Lý do việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên

Mục tiêu đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 trở thành „„vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và nằm trong tứ giác tăng trƣởng kinh tế vùng‟‟, do vậy Thái Nguyên đã và đang hình thành các khu, cụm công nghiệp, các đô thị với những dự án lớn đang đƣợc triển khai. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhƣ có đất xây dựng các khu công nghiệp, phát triển nhanh các ngành nghề dịch vụ. Nhƣng bên cạnh đó, xu hƣớng tăng nhanh số lƣợng lao động tại các khu công nghiệp, khu đô thị với các yêu cầu cao về chất lƣợng đào tạo; xu hƣớng có nhu cầu từ bỏ công việc có thu nhập thấp để hƣớng tới công việc có thu nhập cao hơn, cơ cấu đất sử dụng đƣợc thay đổi… cũng dẫn đến tình trạng thừa lao động tại các khu công nghiệp, thừa lao động tại các khu vực nông thôn, song vẫn thiếu lƣợng lao động có tay nghề. Để tạo những điều kiện tốt nhất để ngƣời nông dân thích nghi với tình hình mới của quá trình đô thị hóa, cần thiết có sự thay đổi tƣ tƣởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính kỷ luật. Đào tạo và nâng cao trình độ, chất lƣợng nguồn lao động để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động của quá trình đô thị hóa. Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp lao động nông thôn là một xu thế tất yếu trong thời gian tới. Đây là một việc không hề đơn giản và cần có thời gian nghiên cứu hoạch định và đƣa ra các chính sách phù hợp nhất.

3.3.2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Kết quả chuy n đổi

Ta có thể phân tích kết quả chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời lao động trong giai đoạn 2008 – 2012, giai đoạn tỉnh tập trung cho phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2008, tổng số lao động có việc làm của tỉnh là 648.499 ngƣời trong đó lao động nông thôn chiếm tỷ trọng 81,23% đƣợc phân bổ vào các ngành theo thứ tự giảm dần nhƣ sau: nông lâm nghiệp và thủy sản 69,14% ; dịch vụ 17,11% ; công nghiệp xây dựng 13,48%. Sau 2 năm số lao động có việc làm tăng lên 28.571 ngƣời (trong đó có 1.510 lao động nông thôn) cơ cấu lao động có sự chuyển dịch nhẹ :

nông lâm nghiệp 66,72% ; công nghiệp xây dựng 17,67% và ngành thƣơng mại dịch vụ 15,61%. Đến năm 2012, mặc dù tổng số lao động có việc làm tăng lên 21.070 ngƣời nhƣng số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm mạnh (12.888 ngƣời) so với năm 2010, điều này cho thấy sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn.

Sau 5 năm (2008 – 2012), cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự thay đổi đáng kể : giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp xuống còn 62,86%, đồng thời tăng tỷ trong ở lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp & XD 17,27% và thƣơng mại dịch vụ 19,86%).

Bảng 3.20: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh 2008 – 2012

Đơn vị : người

Chỉ tiêu 2008 2010 2012

So sánh (+,-)

2010/2008 2012/2010 2012/2008

Tổng số LĐ có việc làm 648.499 677.070 698.140 28.571 21.070 49.641

I- Lao động nông nghiệp 450.145 451.750 438.862 1.605 -12.888 -11.283

II-LĐ phi nông nghiệp

1.LĐ công nghiệp & XD 2. LĐ thương mại-dịch vụ 198.354 87.405 110.949 225.320 105.660 119.660 259.278 120.595 138.683 26.966 18.255 8.711 33.958 14.935 19.023 60.924 33.190 27.734

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008 – 2012)

Qua phân tích số liệu về lực lƣợng lao động trong các ngành kinh tế thấy rằng, tốc chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng có mức tăng chậm từ 13,48% năm 2008 lên 17.27% năm 2012; lao động trong ngành dịch vụ cũng có mức chuyển dịch chậm, và chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp. Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, khoảng trên 1/5 GDP toàn tỉnh, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2012 là 66,72%). Trong các năm qua, mặc dù đã có mức giảm về cơ cấu lao động, song mức giảm còn thấp, khoảng xấp xỉ 1%/năm, đây cũng là áp lực đối với tỉnh về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời

lao động, đặc biệt là đối với các vùng bị thu hồi đất sản xuất để đầu tƣ các công trình hạ tầng công cộng, khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

Có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong các ngành, đặc biệt là sau 5 năm (2008 – 2012) thực hiện đô thị hóa, các cụm công công nghiệp, khu công nghiệp đƣợc xây dựng, một phần thu hẹp diện tích sản xuất, một phần mở ra cho ngƣời lao động cơ hội chuyển sang nghề mới, có khả năng tăng thu nhập cao hơn so với ngành nghề cũ. Mặt khác, lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng cao cũng là tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn. Song song với đó, là cơ hội phát triển ngành dịch vụ. Điều đó cho thấy, lao động của tỉnh là đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp vào những ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu lao động có vẻ diễn ra chậm hơn. Điều này phản ánh sự đầu tƣ cho phát triển các ngành còn hạn chế, thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, làng nghề còn chƣa cao.

Xét ở một góc độ nào đó, việc đào tạo và bố trí việc làm cho lao động sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau nảy sinh. Một mặt là lực lƣợng lao động nông nghiệp này khi không có việc làm mà trình độ còn thấp nên họ dễ chấp nhận những công việc dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp đa dạng với mức thu nhập hợp lý. Nhƣng mặt khác, số lƣợng lao động đông vƣợt quá khả năng bố trí công ăn việc làm cho họ trong một thời gian nhất định, cộng thêm lao động này cần phải đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn hay tập huấn ở mức độ cần thiết mới có thể tham gia vào các công việc khác nhau mà trƣớc đây họ chƣa từng đƣợc làm.

Trên khắp tỉnh các ngành nghề chủ yếu phát triển mạnh hiện nay trên qui mô hộ gia đình nhƣ: dịch vụ vận tải, hộ sửa chữa và gia công kim loại, internet, nhà hàng với qui mô nhỏ đến lớn,…Khi chƣa có các cụm công nghiệp thì ngành nghề trên góp phần chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và TTCN, khi công nghiệp phát triển những ngành nghề này lại có điều kiện tốt để phát triển, giúp ngƣời lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp cho cả hộ gia đình.

3.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện

Chƣơng trình 120 là chƣơng trình vay vốn giải quyết việc làm, thu hút lao động tự giải quyết việc làm. Đây là một trong những chính sách tạo việc làm đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa ra trong thời gian qua.

Nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh nhằm mục tiêu giải việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh (Chƣơng trình 120) đã phát hiệu quả rất cao ở tất cả 9 huyện, thành, thị. Bình quân 20 triệu đồng vốn vay theo Chƣơng trình 120 sẽ có thêm 1 lao động trong tỉnh đƣợc giải quyết việc làm…

Kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình mà tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể vào công tác giải quyết việc làm cho ngƣời dân của tỉnh.

Bảng 3.21: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn năm 2008 -2012

Đơn vị: Người

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số ngƣời lao động 16.250 16.500 16.150 22.850 22.612

Trong đó chương trình 120 5.856 6.497 6.542 6.614 6.458

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng th phát tri n kinh tế xã hội Thái Nguyên thời kỳ 2005 – 2020).

Qua bảng số liệu ta thấy việc làm đƣợc tạo ra từ chƣơng trình có biến động lúc giảm lúc tăng của tỉnh qua các năm nhƣng đều nằm trong xu hƣớng là số ngƣời lao động có việc làm tăng lên. Trong giai đoạn năm 2008 – 2012, đã có tổng số 31.967 ngƣời đƣợc giải quyết qua kênh này, bình quân mỗi năm số ngƣời lao động có việc làm là 6.393 ngƣời.

Năm 2008, số ngƣời có việc làm là 5.856 ngƣời, đây là thời gian kinh tế khủng hoảng, các nhà đầu tƣ đứng trƣớc ngƣỡng nguồn vốn cạn kiệt, lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu không đủ bù các chi phí hoạt động dẫn đến lỗ và không đầu tƣ mở rộng kinh doanh. Thái Nguyên lại là tỉnh mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chiếm đa số nên rất khó chống đỡ đƣợc cuộc khủng hoảng lớn, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất ngay. Nhiều các doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản vì không có đủ nguồn vốn để tiếp

tục hoạt động sản xuất kinh doanh vì lãi suất ngân hàng tăng. Do đó, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp này bị thất nghiệp và trở thành gánh nặng cho UBND tỉnh để giải quyết việc làm nếu những ngƣời lao động không tìm kiếm việc làm để tạo thu nhập.

Các trợ cấp thất nghiệp cho ngƣời lao động không có việc làm đƣợc tỉnh áp dụng dƣới nhiều hình thức phong phú đa dạng hơn, năm 2009 đã có một số trƣờng hợp miễn thuế thu nhập các nhân cho các chủ doanh nghiệp, cho ngƣời lao động làm việc không ổn định, rồi các chính sách về điều tiết nền kinh tế vĩ mô để mở rộng quy mô nền kinh tế tỉnh nhƣ nhận các gói kích cầu từ Trung ƣơng, chính sách giảm lãi suất, cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với các doanh nghiệp, hay ngƣời lao động muốn hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Kết quả là năm 2009 toàn tỉnh đã có 6497 ngƣời có việc làm, giải quyết đƣợc cho 641 ngƣời lao động thất nghiệp có đƣợc việc làm, trong đó chỉ có 325 công việc đƣợc tạo ra là công việc mới. Năm 2009 chƣơng trình chỉ đạt đƣợc 60% so với kế hoạch đề ra.

Năm 2011 – 2012, số lao động đƣợc giải quyết việc làm từ dự án 120 có tăng lên tuy không phải là con số lớn, không tạo đƣợc nhiều việc làm mới mà chỉ duy trì đƣợc các việc làm hiện có. Thông qua kênh này tổng vốn đƣợc giải ngân trên toàn tỉnh bình quân là khoảng trên 15,5 tỷ/năm và mức vay bình quân là đạt 3,9 triệu/lao động. Với đặc thù là một tỉnh có nhiều lao động nằm trong khu vực nông nghiệp nên mức vay này là một khoản đầu tƣ ban đầu tƣơng đối giúp cho ngƣời vay có thể tự tạo việc làm để cải thiện thu nhập và mức sống của gia đình.

b. Chương trình đào tạo nghề

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm và xem nhƣ giải pháp cơ bản giải quyết việc làm tại chỗ cho ngƣời lao động. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và triển khai khá mạnh. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt đề án " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Năm 2010 Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội của tỉnh đã tiến hành điều tra khảo sát tại 180/180 xã phƣờng, thị trấn của toàn tỉnh với tổng

số 536.426 ngƣời. Kết quả đã có 14% lao động nông thôn đăng ký học nghề (tƣơng ứng với 79.098 ngƣời); Trong đó có 3.653 ngƣời có nhu cầu học cao đẳng (4,6%); 10.832 ngƣời có nhu cầu học trung cấp nghề (13,7%); sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên là 64.613 ngƣời (81,7%). Mãu điều tra đã bao phủ đƣợc phần lớn dân số nông thôn trong độ tuổi lao động, kết quả về cơ bản số liệu thống kê có độ chính xác cao, tuy nhiên theo tổng kết điều tra: tỷ lệ nông dân đăng ký học nghề khá thấp (14,7%) và chủ yếu tập trung ở nhu cầu sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên (81,7%). Điều này phản ánh đúng thực trạng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vùng nghiên cứu là học ngắn hạn, thiết thực, có thể ứng dụng và làm việc ngay tại địa phƣơng.

Dựa trên kết quả khảo sát điều tra của Sở Lao động – Thƣơng binh xã hội, trong chính sách phát triển xã hội của tỉnh, Thái Nguyên đã ban hành và thực hiện đề án triển khai thí điểm mô hình đào tạo cho lao động nông thôn tại 3 huyện Phổ Yên, Phú Lƣơng, Đại Từ với các nghề: Hàn, may công nghiệp, trồng và chế biến nấm, trồng và chế biến chè, kỹ thuật trồng cà chua an toàn. Sau 01 năm triển khai đề án toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề đƣợc 70 lớp/73 lớp với tổng số 1.900 học viên lao động nông thôn. Số đã tốt nghiệp là 1.610 học viên. Trong số học viên đã tốt nghiệp đã có 1.581 lao động có việc làm ổn định đạt tỷ lệ 94,28%.

Năm 2011, UBND tỉnh xây dựng đề án số 576/ĐA-LĐTBXH về đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2015 với tổng kinh phí 638.200 triệu đồng (trong đó ngân sách trung ƣơng cấp thực hiện chƣơng trình mục tiêu 483.850 triệu đồng, còn lại là ngân sách địa phƣơng và nguồ hỗ trợ khác). Tỉnh Thái Nguyên đƣợc trung ƣơng phân bổ 6.020 triệu đồng, Kế hoạch của tỉnh tổ chức dạy nghề 97 lớp cho 2.906 học viên. Trong đó nghề nông nghiệp là 990 ngƣời; nghề may công nghiệp là 1.048 ngƣời; nghề phi nông nghiệp là 864 ngƣời. Chính quyền địa phƣơng triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn khá mạnh và coi đó là lĩnh vực đầu tƣ công giải quyết việc làm. Kết quả năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 32,5%.

Hiện nay, cơ sở dạy nghề đang hƣớng nhiều hơn cho các đối tƣợng là lao động nông thôn. Đồng thời UBND tỉnh Thái Nguyên kết hợp với các Sở ban ngành

liên quan tổ chức đào tạo dạy nghề miễn phí cho một số xã vùng còn nhiều khó khăn, cho các xã thuộc vùng miền núi không có nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội, các lao động thuộc diện hộ nghèo.

Vì thế, số lao động qua đào tạo nghề trên tỉnh đang tăng dần lên cả về số lƣợng và chất lƣợng của cơ sở dạy nghề, có số liệu về lao động qua đào tạo nghề trong giai đoạn 2008 -2012 nhƣ sau:

Bảng 3.22: Số lao động của tỉnh Thái Nguyên qua đào tạo nghề giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Người, %

Năm Tổng cung LĐ

(ngƣời)

Tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề

(%) Số lao động qua đào tạo nghề (ngƣời ) 2008 674.485 18,32 120.450 2009 683.472 20,66 138.560 2010 685.240 24,12 163.309 2011 691.947 28,26 193.759 2012 708.226 32,00 223.404

(Nguồn: Sở Lao động – TBXH Thái Nguyên, 2012)

Theo số liệu đã thống kê của tỉnh thì chƣơng trình đào tạo nghề đạt đƣợc những kết quả: Số lƣợng ngƣời lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008 chỉ có 120.450 ngƣời đƣợc đào tạo nghề thì năm 2012 đã có tới 223.404 ngƣời đƣợc đào tạo. Nhƣ vậy, số ngƣời đƣợc đào tạo nghề năm 2009 đã tăng gấp 1,85 lần so với năm 2008, tính bình quân hàng năm có khoảng trên 20.590 ngƣời đƣợc đào tạo. Tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề đến năm 2008 là 17,86% và tăng lên năm 2012 là 31,54%. Qua đó ta thấy việc dạy nghề ngày càng trở lên phổ biến hơn do có những ƣu điểm của chƣơng trình đào tạo nghề phù hợp với hoàn cảnh tài chính của ngƣời lao động trong tỉnh nhƣ: chi phí thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)