Chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Với mục tiêu thu thập số liệu đủ lớn để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Địa điểm nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, lựa chọn các đơn vị hành chính có diễn ra quá trình đô thị hóa với sự tăng nhanh của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có ảnh hƣởng tới đời sống và việc làm của lao động nông thôn. Để thực hiện đƣợc mục tiêu của đề tài, tác giả chọn 3 huyện, thị xã: huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công và huyện Đồng Hỷ.

2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng 2 nguồn số liệu đó là số liệu thứ cấp và số liệu số liệu sơ cấp để phân tích thực trạng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2008 – 2012 tại Thái Nguyên.

(i) Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập qua các nguồn sau:

- Lý luận về đô thị, đô thị hóa, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động,… những tài liệu đã đƣợc công bố thông qua báo, tạp chí, sách, thông tin internet,..

- Các báo cáo về số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình lao động và giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trƣờng đại học.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; các bài viết phân tích về tình hình lao động việc làm.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc.

(ii) Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập theo phƣơng pháp phiếu điều tra, phỏng vấn sâu. Điều tra đƣợc thực hiện tại 3 đơn vị hành chính có tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:

- Thị xã Sông Công: 150 phiếu điều tra. - Huyện Phổ Yên: 131 phiếu điều tra - Huyện Đồng Hỷ: 114 phiếu điều tra

- Đối tƣợng phỏng vấn là cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn nông thôn.

Thời gian điều tra đƣợc tiến hành từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 6 năm 2013. Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Áp dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên ở 3 huyện, thị, thành có quá trình đô thị hóa và đƣợc phân ra 3 loại : Lao động có việc làm thƣờng xuyên và thu nhập ổn định; lao động thiếu việc làm và thu nhập không ổn định; lao động chuyển đổi nghề.

2.2.2.2. Nội dung phiếu điều tra

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: lao động, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn. Các nguồn lực của gia đình lao động nhƣ ruộng đất, tƣ liệu sản xuất, vốn... Tình hình việc làm hiện tại của các lao động nông thôn; tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ… sau khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Chi phí sản xuất từng ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của lao động. Tình hình lao động học tập nâng cao trình độ, học nghề, chuyển đổi nghề… Các chi phí bỏ ra và hiệu quả của nó so với lao động trƣớc đây. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động lao động và sản xuất, đời sống, sản ph m hàng

hóa, văn hóa, tinh thần và nhu cầu của lao động ... sẽ đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để ngƣời lao động hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

2.2.2.3. Cách điều tra và xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phiếu điều tra để tiến hành điều tra ngẫu nhiên tại khu vực nghiên cứu lựa chọn. Kết hợp với phỏng vấn một số lao động trực tiếp hoặc nhà lãnh đạo địa phƣơng để nắm bắt tình hình lao động việc làm và nhu cầu lao động việc làm nông thôn dƣới tác động của quá trình ĐTH.

Sau khi thu nhận dữ liệu tác giả tiến hành thảo luận nhóm theo hình thức tổ chức các buổi thảo luận về các nội dung chính và xin ý kiến phản hồi từ các chuyên gia. Từ đó tác giả tiến hành mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc, sau đó đƣa ra những tóm tắt về nội dung cơ bản và các dữ liệu cơ bản phục vụ đề tài. Trên cơ sở những dữ liệu tổng hợp đƣợc, tác giả phân tích và kết hợp với các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của tỉnh Thái Nguyên về vấn đề lao động việc làm nói chung và việc làm nông thôn tỉnh nói riêng để xây dựng các giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu khác

Phƣơng pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận văn là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hai phƣơng pháp trên đƣợc coi là phƣơng pháp luận để triển khai các phƣơng pháp cụ thể khác. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: điều tra khảo sát thu thập số liệu, phân tích, so sánh trong xử lý dữ liệu, phƣơng pháp phân tích SWOT…

* Phương pháp thống kê mô tả:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong điều tra chọn mẫu, tổng hợp và phân tích các dữu liệu thu thập đƣợc về tình hình lao động việc làm nông thôn trong quá trình ĐTH tại địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu: sự tác động của ĐTH đến việc làm của lao động nông thôn đƣợc đánh giá trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới việc tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn... để rút ra bản chất, tính quy luật và dự

báo xu hƣớng phát triển, đồng thời đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp với lao động nông thôn khu vực phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vùng bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa: Đàm thoại với ngƣời lao động thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế… Phỏng vấn số lao động đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

* Phương pháp điều tra: Với mục tiêu thu thập số liệu đủ lớn để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, nhằm thu thập số liệu liên quan đến các yếu tố có ảnh hƣởng tới việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa của ngƣời lao động nông thôn đất trong quá trình đô thị hóa.

* Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau gồm cả so sánh tuyệt đối và

so sánh tƣơng đối về thời gian giữa các năm trong cùng một địa điểm để đánh giá thực trạng lao động việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình ĐTH; phân tích sự ảnh hƣởng của lao động việc làm đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đánh giá nền kinh tế của tỉnh qua các năm để thấy đƣợc vai trò của lao động nông thôn và việc làm lao động nông thôn trong sự phát triển chung của tỉnh.

* Phương pháp thảo luận nhóm: thông qua hình thức thảo luận của các nhóm

thanh niên và một số doanh nghiệp, nhằm thu thập các thông tin về định hƣớng nghề nghiệp; các quan điểm trong chọn nghề, về tìm kiếm việc làm trong lao động nông thôn nói chung và vùng thu hồi đất nói riêng để thấy mối quan hệ giữa cung cầu lao động và yêu cầu cơ bản trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho ngƣời lao động nông thôn trong quá trình ĐTH.

* Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng phƣơng pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quát nhất về những chỉ tiêu đã xác định từ trƣớc cho các đối tƣợng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp phân tích kinh tế: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, vận dụng các số tƣơng đối, tuyệt đối, bình quân để tính toán các chỉ tiêu heo thời gian

nhằm làm rõ tình hình giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của ngƣời lao động, diễn biến ĐTH nông thôn ở các huyện trong tỉnh.

* Phương pháp phân tích SWOT: Phƣơng pháp phân tích SWOT là phƣơng pháp

phân tích nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ mà việc làm mang lại. Cụ thể: S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T- Threats (Nguy cơ). Trên cơ sở những phân tích thực trạng về vấn đề việc làm của lao động nông thôn, trong điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh với yêu cầu của quá trình ĐTH, luận văn xác định những lợi thế về mặt con ngƣời, về mặt tự nhiên kinh tế xã hội, song song với các điểm bất lợi có liên quan trong bối cảnh các thời cơ mà lao động tỉnh có thể nắm bắt để đƣa ra cái nhìn tổng thể có liên quan đến vần đề lao động việc làm của vùng nông thôn. Kết hợp với các khía cạnh mà tỉnh đang phải đối mặt để phân tích, đƣa ra các giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thông tỉnh một cách hiệu quả trên cơ sở các định hƣớng đặt ra trong giai đoan sắp tới.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại ngƣời lao động nông thôn trong địa bàn nghiên cứu), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ đƣợc bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức) của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xác định các giải pháp tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trong quá trình ĐTH của tỉnh.

Ma trận này đƣợc phân tích nhƣ sau :

NỘI DUNG O – Cơ hội T – Thách thức

S – Điểm mạnh O – S S – T

W- Điểm yếu O – W T – W

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phản ánh thực trạng vệc làm lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:

- Tỏng số lao động hiện có trong độ tuổi lao động

- Tổng số lao động nông thôn hiện có trong độ tuổi lao động

- Cơ cấu nguồn lao động: tỷ lệ số ngƣời và tỷ lệ % từng nhóm lao động trong độ tuổi lao động (số lao động theo giới tính, theo ngành nghề …)

- Số lao động có việc, thiếu việc và không có việc làm

- Tỷ lệ lao động đủ việc làm, thiếu việc làm và không có việc làm

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động, sự phân bổ và sử dụng lao động – việc làm

- Số lao động nông thôn đang làm việc đã qua đào tạo

- Tỷ lệ lao động nông thôn đang làm việc đã qua đào tạo/lao động nông thôn đang làm việc

Chƣơng 3

ĐÔ THỊ HÓA VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp với thủ đô Hà Nội (cách 80km). Với diện tích tự nhiên là 3541,1 km2 chiếm 1,08% diện tích và 1,34% dân số cả nƣớc. Về mặt hành chính, theo QĐ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX: sau khi chia tỉnh ra thì Thái Nguyên gồm có bảy huyện, một thành phố và một thị xã với tổng số 181 xã, phƣờng, thị trấn trong đó có 16 xã vùng cao, 109 xã vùng núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Bảng 3.1: Tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính đến 31/12/2012

Đơn vị Tổng số xã, phƣờng, thị trấn Số xã, phƣờng, thị trấn chia theo vùng Ghi chú Vùng cao Miền núi Còn lại

Toàn tỉnh 181 16 109 56 Toàn tỉnh thuộc

Tỉnh Miền núi

Phân theo đơn vị cấp huyện6

TP Thái Nguyên 28 - 7 21

Thị xã Sông Công 10 - 1 9

Huyện Định Hoá 24 3 21 - Huyện Miền núi

Huyện Võ Nhai 15 11 4 - Huyện Vùng cao

Huyện Phú Lƣơng 16 - 16 - Huyện Miền núi

Huyện Đồng Hỷ 18 2 16 - Huyện Miền núi

Là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội và Bắc Kạn, cửa kh u Việt Nam với Trung Quốc, Thái Nguyên có vị trí khá thuận lợi về giao thông.

Ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng trung du miền núi p-hía Bắc về công nghiệp và là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thái Nguyên có địa hình đồi núi thấp dần từ Bắc xuống Nam. Là một tỉnh miền núi nhƣng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác. Độ cao trung bình từ 200†300m thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông và chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùn đồi cao núi thấp và vùng đồi gò.

3.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, thủy văn

Khí hậu: Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng thủy văn, lƣợng mƣa trung

bình hàng năm của tỉnh vào khoảng 1500 – 2500 mm, lƣợng mƣa cao nhất vào tháng chín và thấp nhất vào tháng một. Nhiệt độ trung bình chêch lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 13,7 độ C. Tổng số giờ nóng trong năm dao động từ 1300 – 1750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Lượng mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên khá lớn, ƣớc tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ.

Khí hậu tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp.

3.1.1.4. Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên không lớn nhƣng cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn tới chất lƣợng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 2012 là 353.472,41 ha, Thái Nguyên có diện tích đất đồi núi chiếm tới 85,8% đƣợc hình thành do kết quả phong hóa nhanh, mạnh, triệt để. Tuy nhiên đất cũng dễ bị thoái hóa, rửa

trôi, xói mòn mạnh nếu mất cân bằng sinh thái. Theo tài liệu thống kê năm 2012 của Sở Tài nguyên Môi trƣờng thì đất đai của tỉnh Thái Nguyên có một số loại sau:

+ Đất phù sa: Chiếm 19.448 ha tƣơng đƣơng 5,49% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống các sông chính là sông Cầu và sông Công. Đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)