Quan điểm và định hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 105)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và định hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trong

trong quá trình đô thị hóa

4.1.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá

Lao động, việc làm và giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định phải đ y mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, tăng nhanh hàm lƣợng công nghệ trong sản ph m và giải quyết việc làm có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: Tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn. Nghị quyết Đại hội của Đảng các kỳ đều nhấn mạnh: “Chú trọng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả nƣớc ngoài. Tiếp tục đầu tƣ cao hơn cho các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Đây là tƣ tƣởng, quan điểm chiến lƣợc, định hƣớng cho một thời kỳ dài về lao động và việc làm. Tạo nhiều việc làm mới là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Kết hợp tăng trƣởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lƣợng việc làm. Tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển, mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng

tạo nhiều việc làm mới; đ y nhanh xuất kh u lao động và chuyên gia. Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm thông qua thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm.

Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Hội động Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐND thông qua đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Trên cơ sở những quan điểm trên, để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả cao, cần thống nhất những quan điểm chỉ đạo về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH nhƣ sau:

4.1.1.1. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình ĐTH

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta.Trong những năm gần đây, Chính phủ đã tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho nông dân trong giai đoạn hiện nay, ngay từ đầu năm 2009 (trƣớc khi triển khai quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020) Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân giai đoạn 2009 – 2013 (Kế hoạch số 15/KH-HND của Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên ngày 05/6/2009 về việc Thực hiện chƣơng trình của Tỉnh ủy thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X về đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên), định hƣớng đến năm 2020 theo chƣơng trình hành động số 25 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII thực hiện Nghị quyết TW 7 khoá X của BCH Trung ƣơng Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình Ban Thƣờng vụ tỉnh uỷ và đƣợc phê duyệt tại kết luận số

721-TB/TU của Ban thƣờng vụ tỉnh ủy, trong đó giao cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện tuyên truyền chính sách dạy và học nghề cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh, khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân và đào tạo nghề cho theo nhu cầu. Mục tiêu mỗi năm đào tạo cho 1000 hội viên, nông dân với nhóm ngành chủ yếu là nông nghiệp trong đó chú trọng đào tạo các ngành Chăn nuôi thú y, Chế biến chè an toàn, kỹ thuật trồng trọt và nhóm phi nông nghiệp chủ yếu là tin học và may công nghiệp.

Dƣới sự tác động của ĐTH, yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng nhƣ tay nghề của lao động cần đƣợc nâng cao. Trong giai đoạn trƣớc mắt, khi các cụm công nghiệp, khu công nghiệp hoàn thành đi vào vận hành thì nhu cầu lao động lành nghề sẽ trở nên cấp thiết. Mặt khác, nhu cầu lao động phân bổ vào các ngành là khác nhau. Do vậy, tỉnh Thái Nguyên cũng đã xác định nhu cầu lao động trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà để tiến hành đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn.

Với nguồn vốn cho các chƣơng trình đào tạo nghề, các địa phƣơng: huyện, thị xã trong tỉnh ƣu tiên cho những dự án giải quyết việc làm đƣợc nhiều nhất, nhất là đối với lao động nông thôn, tập trung vào các cơ sở sản xuất có quy mô và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Các lãnh đạo của tỉnh của các ban ngành tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời lao động đƣợc tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng nhất, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ tín dụng, các ngành liên quan của tỉnh cần tăng cƣờng kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn này để xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Trong thời gian tới, chính quyền địa phƣơng thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề theo hƣớng khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đƣợc quản lý nhƣ một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, hỗ trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác. Tỉnh tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất thành lập các cơ sở đào tạo nghề, liên kết đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh cần đ y mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò của các đơn vị đoàn, hội tại các địa phƣơng nhằm phổ biến chính sách ƣu đãi của chính quyền tỉnh về hỗ trợ ngƣời dân học nghề, hiểu đƣợc công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi nghề nghiệp.

4.1.1.2. Chuy n đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phù hợp quá trình chuy n dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

Với mục tiêu về kinh tế phấn đấu đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp của cả nƣớc, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt bình quân hàng năm là 12 – 13% trong giai đoạn năm 2010 – 2020. Trong đó, ngành nông nghiệp của tỉnh tăng trƣởng khoảng 5 – 5,5%, ngành công nghiệp tăng khoảng 13,5% - 14,5%, ngành dịch vụ tăng khoảng 12% - 13% trong cả giai đoạn. GDP/ngƣời tính theo USD giá hiện hành đạt trên 800 USD vào năm 2015 bằng khoảng 77% mức bình quân cả nƣớc (1.050 USD) và khoảng 2.200 – 2300 USD vào năm 2020, bằng bình quân cả nƣớc. (Theo số liệu dự báo của Viện Chiến lƣợc phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Nhận thức rõ tác động của quá trình ĐTH đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp, dịch vụ và sự phát triển theo chiều sâu của ngành nông nghiệp, dẫn đến đòi hỏi ngƣời lao động phải đáp ứng đƣợc yêu cầu mới về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề… để đƣa ra định hƣớng, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo, dạy nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động đúng hƣớng, đạt kết quả cao và đặc biệt phù hợp với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang ngày một thay đổi trong quá trình ĐTH nông thôn.

Tỉnh đã xây dựng nhiều dự án cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc để tạo ra sự kích thích ngƣời lao động đầu tƣ sản xuất tự tạo việc làm cho bản thân và cho ngƣời lao động khác. Đồng thời đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi đào tạo. Cần thực hiện công tác điều tra lao động việc làm nhằm nắm đƣợc thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu, tỷ lệ lao động,… để đánh giá thực trạng lao động việc làm, chất lƣợng, số lƣợng nguồn lao động và kết quả đạt đƣợc của công tác giải quyết việc làm hàng năm.

Dựa trên cơ sở các thế mạnh về tiềm năng kinh tế của tỉnh, trong kế hoạch phát triển kinh tế, ƣu tiên đối với các ngành nghề phi nông nghiệp, tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành nghề, định hƣớng nghề nghiệp co ngƣời lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, mặt khác giải quyết nhu cầu việc làm trong nội tỉnh.

Đổi mới cách thức làm việc, thông qua các chính sách và cơ chế hợp lý để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thông thoáng thu hút nhiều đầu tƣ để ngƣời lao động có thể phát triển sản xuất. Bên cạnh đó tỉnh cũng tạo cơ chế thu hút nguồn lực tài chính của tất cả lao động trong tỉnh.

Một trong những định hƣớng nhằm chuyển đổi cơ cấu việc làm cho ngƣời lao động trong toàn tỉnh nói chung và bộ phận lao động nông thôn nói riêng, các cấp cần rà soát và phân công lại lao động, xem xét trình độ học vấn, sức khoẻ,… để phát huy hiệu quả nguồn lực lao động, chủ động nắm bắt sao cho theo kịp nhịp độ thay đổi của thị trƣờng. Phải ƣu tiên những ngành đang có lợi thế và có thể phát triển tốt trong tƣơng lai, ƣu tiên ngành đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, lao động lành nghề, chứa đựng hàm lƣợng chất xám, tiến bộ khoa học kỹ thuật cao.

Để giải quyết những ảnh hƣởng của ĐTH đến ngƣời lao động cần phải huy động tất cả các nguồn lực của xã hội cùng tham gia. Trƣớc hết, cần dựa trên cơ sở các chính sách xã hội do Nhà Nƣớc và các cấp, ngành có liên quan ban hành chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để tạo việc làm, khuyến khích ngƣời lao động chuyển đổi nghề nghiệp. Sau đó là bản thân ngƣời lao động phải tự tìm phƣơng hƣớng và cách làm cho mình sao cho tận dụng tốt nhất điều kiện thuận lợi có thể có.

4.1.1.3. Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn theo hướng khai thác lợi thế của địa phương

Tạo việc làm tại chỗ là việc ngƣời lao động có thể tìm việc, tạo thu nhập cho mình ngay chính tại nơi mình sinh sống. Quan điểm đƣợc khuyến khích đối với ngƣời lao động đặc biệt là với lao động đƣợc đào tạo để tỉnh không có hiện tƣợng chảy máu lao động lành nghề, mặt khác cũng giảm thiểu số lƣợng ngƣời nông dân di cƣ tìm việc ở thành thị, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho vay vốn để lao động nông thôn có thể khởi sắc, phát triển kinh tế ngay trên chính quê hƣơng của mình. Điều này còn cho thấy tính chủ động cao của ngƣời lao động trong giải quyết vấn đề việc làm. Dựa trên các thế mạnh về phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp,… những ngành nghề có lợi thế của của địa phƣơng mình nhằm khai thác tốt nguồn nội lực sẵn có, tăng thu nhập và ổn định đời sống.

Bảo toàn các ngành nghề truyền thống cũng đang là vấn đề đƣợc lãnh đạo tỉnh quan tâm, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều lao động đã sẵn sàng từ bỏ các nghề truyền thống của gia định để tìm việc làm có thu nhập cao hơn, cần vốn ít hơn. Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó, tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ cho phát triển các ngành nghề: tạo thuận lợi tốt về vốn, đào tạo, dạy nghề… nhằm giúp ngƣời lao động có ý thức hơn trong việc bảo tồn, gìn giữ một phần của văn hóa quê hƣơng. Cho nên để chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo hƣớng trên cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ và có những chính sách khuyến khích sản xuất để duy trì, phát triển đƣợc các ngành nghề truyền thống này nhằm tạo ra thêm khối lƣợng việc làm tại chỗ cho ngƣời lao động giúp họ nâng cao đời sống. Một số huyện có số lƣợng làng nghề truyền thống cao cần đƣợc bảo tồn: Phổ Yên (26 làng nghề); Phú Lƣơng (23 làng nghề); TP Thái Nguyên (18 làng nghề); Định Hóa (11 làng nghề)…với nhiều ngành nghề truyền thống đƣợc công nhận: nghề trồng và chế biến chè, nghề dệt mành cọ (Định Hóa); sinh vật cảnh (TP Thái Ngyên); nghề mây tre đan (Phú Lƣơng); nghề mộc mỹ nghệ (Phú Bình)…

4.1.1.4. Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân trong vấn đề giải qyết việc làm

Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiêp - và ngƣời lao động trong quá trình giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động là nền tảng cho hiệu quả của các hoạt động. Thông qua những chủ trƣơng và biện pháp thích hợp cả chính quyền lẫn ngƣời lao động đều hành động một cách đồng bộ, nhờ đó tạo sức mạnh tổng hợp giải quyết tốt vấn đề.

Đối với chính quyền địa phƣơng của tỉnh Thái Nguyên có vai trò chủ yếu là cơ quan tạo hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, các chính sách có liên quan trực tiếp đến ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, những điều kiện liên quan cả đến môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động, những quy định về an toàn lao động, khu làm việc an toàn, tạo môi trƣờng pháp lý kết hợp sức lao động với tƣ liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Về phía ngƣời sử dụng lao động bao gồm các doanh nghiệp trong nƣớc thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các tổ chức

kinh tế xã hội cần có thông tin thị trƣờng đầu vào và đầu ra để không những tạo ra việc làm mà quan trọng còn phải duy trì và phát triển chỗ làm việc cho ngƣời lao động. Đó cũng chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có các giải pháp đào tạo lao động thông qua các chƣơng trình đào tạo nghề, đào tạo trực tiếp cho nhân công của doanh nghiệp mình, tiếp tục đầu tƣ mở rộng sản xuất để thu hút lao động ngày càng có tay nghề vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong tỉnh kết hợp với Sàn giao dịch việc làm của Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh để tổ chức hội chợ việc làm, đa dạng hóa thành các phiên giao dịch việc làm để lao động chủ động tìm đến các doanh nghiệp, biết đến các doanh nghiệp để từ đó đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà tuyển dụng, còn các doanh nghiệp tìm đƣợc nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, phù hợp với yêu cầu. Thực hiện các chế độ ƣu đãi nhƣ: bảo hiểm thất nghiệp, tiền lƣơng tăng dần theo khối lƣợng làm việc, theo kinh nghiệm, các chính sách về bảo hiểm, an toàn lao động... nhằm thu hút lao động có chất lƣợng cao.

Các hộ gia đình và ngƣời lao động thất nghiệp, không có việc làm tích cực tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)