Tình hình thất nghiệp của lao động nông thôn tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

PHỔ YÊN ĐỒNG HỶ SÔNG CÔNG

2008 2012 2008 2012 2008 2012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số LĐNT trong độ tuổi LĐ 96.134 96.358 224 72.176 71.592 -584 17.365 17.728 363 Số LĐNT cần giải quyết VL 1.202 1.773 571 1.270 1.406 136 254 294 41 Số LĐNT thiếu việc làm 1.776 2.014 238 1.832 1.982 150 376 389 13 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1,25 1,84 0,59 1,76 2,40 0,64 1,46 1,66 0,20

(Nguồn: Sở thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Tất cả điều trên cho thấy tác động của ĐTH đã làm thất nghiệp tăng nên tạo động lực buộc ngƣời lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp. Khi không còn làm nghề nông nghiệp, ngƣời lao động cần chuyển sang nghề phi nông nghiệp khác nhau để đảm bảo cuộc sống chính bản thân họ và gia đình. Tốc độ ĐTH diễn ra ở Phổ Yên và thị xã Sông Công nhanh hơn so với huyện Đồng Hỷ, sự đầu tƣ, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở 2 địa bàn này trong giai đoạn 2008 – 2012 đƣợc tập trung mạnh. Chính vì vậy, khi nền kinh tế phát triển theo hƣớng công nghiệp thì kéo theo đó là sự phát triển có tính chất bắc cầu của ngành dịch vụ. So với năm 2008, số lao động nông thôn tăng lên về số tuyệt đối trong năm 2012 ở

huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công, nguyên nhân là do nhu cầu việc làm ở 2 địa bàn này tăng cao trong nhƣng năm gần đây, bao gồm cả việc làm thủ công và việc làm đòi hỏi có trình độ, tay nghề cao thu hút không chỉ lao động trong khu vực mà còn thu hút lao động tại các khu vực lân cận. Khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bắt đầu hình thành, lao động nông thôn cũng ý thức đƣợc cơ hội tìm việc làm mới thay thế nghề nông nghiệp đã mất do chuyển đổi đất canh tác hoặc do thu nhập cao hơn. Nhận thức đƣợc các thách thức, yêu cầu về chuyên môn để phù hợp với quá trình ĐTH, mặc dù các địa phƣơng theo chủ trƣơng của tỉnh cũng đã coi trọng công tác đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động nhƣng vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tỷ lệ này chƣa cao.

Số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động tăng về mặt tuyệt đối ở huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công trong giai đoạn 2008- 2012, kéo theo đó là sự tăng lên của số việc làm cần giải quyết cho nhóm lao động này. Huyện Đồng Hỷ mặc dù cũng là một huyện có tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh so với một số huyện của tỉnh, song tốc độ đầu tƣ cũng nhƣ tốc độ phát triển các KCN, CCN còn chậm trong số các huyện đƣợc điều tra, chính vì vậy mặc dù số lƣợng lao động nông thôn có giảm về mặt tuyệt đối (584 ngƣời) song số lao động nông thôn cần giải quyết việc làm lại tăng trong giai đoạn 2008 – 2012. Số lao động thiếu việc làm thƣờng xuyên tại 3 địa phƣơng điều tra đều tăng cao so với năm 2008. Theo báo cáo của Phòng Lao động, thƣơng binh và xã hội của các huyện, sự biến động tăng là do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do không đủ trình độ tay nghề với yêu cầu công việc, một tỷ lệ không nhỏ là đang phụ thuộc vào số tiền đƣợc đền bù khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên không muốn tìm việc làm, hoặc do họ từ bỏ công việc trƣớc đây để tìm việc làm với thu nhập cao hơn…

Quá trình ĐTH ngoài những tác động tích cực khi tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng thì cũng chính ĐTH với những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe về chất lƣợng lao động đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tại các huyện này tăng lên, điều này cũng là tất yếu đặc biệt đối với các huyện thuộc tỉnh miền núi trung du nhƣ Thái Nguyên. Theo số liệu do Sở Thống kê tỉnh cung cấp, tỷ lệ thất nghiệp tại huyện Đồng Hỷ cao hơn so với 2 huyện điều tra. Với tốc độ ĐTH ở Phổ Yên và thị

xã Sông Công, mặc dù số lao động thiếu việc làm còn cao (2.014 ngƣời và 389 ngƣời) nhƣng xét tỷ lệ trong tổng số lao động nông thôn thì tỷ lệ này cũng đƣợc đánh giá là ổn trong điều kiện kinh tế hiện nay. Phần lớn lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong lĩnh vực công nghiệp, nhƣng việc chuyển đổi nghề nghiệp đƣợc lao động nông thôn xác định theo hƣớng dịch vụ là không nhỏ, dù là nhỏ lẻ và tự phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)