Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 105)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Kết quả tích cực

Phát triển kinh tế trong giai đoạn qua của tỉnh đƣợc đánh giá khá tốt, cả về mặt thu hút đầu tƣ và cả về kết quả giá trị sản xuất. Cơ cấu ngành cũng có sự chuyển dịch phù hợp với giai đoạn đô thị hóa, bên cạnh đó cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp và

tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Cùng với các chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp nhƣ cơ khí, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khách sạn - du lịch, vận tải, thƣơng nghiệp, dịch vụ,…

Hoạt động đào tạo nghề cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan, lao động qua đào tạo có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng và số lƣợng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

3.4.2. Hạn chế

Cùng với những thành công đã đạt đƣợc, thì giải quyết việc làm cho LĐNT tỉnh Thái Nguyên còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết:

Một là, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn: vấn đề việc làm chƣa bền vững, nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và học nghề còn nhiều bức xúc. Giải quyết việc làm của tỉnh còn khó khăn do tình trạng cung vƣợt quá cầu, lực lƣợng lao động ngày càng tăng.

Hai là, trình độ người lao động ở nông thôn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuy n dịch cơ cấu inh tế. Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng, nhƣng cơ cấu chƣa hợp lý, nên vẫn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp, thiếu lao động có kỹ thuật, lao động qua đào tạo vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động về chất lƣợng, số lƣợng.

Ba là, người lao động còn ỉ lại, chưa có sự sáng tạo trong tìm kiếm việc làm, thoát nghèo cho bản thân.

Bốn là, thị trường lao động, việc làm còn manh mún. Hệ thống các trung tâm, dịch vụ việc làm chƣa phát triển mạnh, chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Năm là, thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách giải quyết việc làm. Số lƣợng lao động chuyển đổi nghề nghiệp đƣợc chƣa nhiều mà mới chỉ chuyển sang một số ngành có tính chất công việc tƣơng đối đơn giản. Chính quyền cơ sở chƣa vào cuộc một cách tích cực, việc triển khai các chƣơng trình giải quyết việc làm còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm hoặc chƣa cao, chƣa tích cực tuyên truyền, giáo dục giúp

đỡ ngƣời lao động.

3.4.3. Nguyên nhân

Lực lƣợng lao động nông thôn trƣớc đây phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, tự do, trình độ văn hóa thấp. Khi nền kinh tế phát triển, dƣới tác động của quá trình ĐTH, khả năng tự thay đổi, thích nghi với môi trƣờng mới của ngƣời lao động còn kém. Phần lớn lao động nông thôn không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu nhƣ thế nào để tự tìm việc làm cho chính mình. Việc tự tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cũng là vấn đề đáng bàn đối với một bộ phận lao động nông thôn, khi bản thân họ không muốn thay đổi, không muốn lao động, chƣa thực sự năng động với cơ chế thị trƣờng.

Một tỷ lệ không nhỏ ngƣời lao động nông thôn cũng ý thức đƣợc vấn đề tìm việc làm và tìm cơ hội tạo việc làm cho mình, nhƣng trình độ lao động, tác phong lao động công nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hoặc bản thân họ không đủ vốn để sản xuất, kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động trên địa bàn chƣa thật sự có chiến lƣợc hợp lý để thu hút lao động nông thôn, các DN mong muốn có đội ngũ lao động có chuyên môn, song rất ít các DN chấp nhận bỏ chi phí để đào tạo lao động. Quá trình ĐTH kéo theo sự hình thành của các KCN, CCN, các DN với nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, số cầu lao động ở khu vực nông thôn tăng cao, song việc lựa chọn lao động để đạt hiệu quả kinh doanh tối ƣu vẫn đặt các DN vào bài toán tiết kiệm chi phí, trong đó có chi phí nhân công và đào tạo nhân công.

Về phía chính quyền địa phƣơng, tình hình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa đƣợc thật sự chú ý, chƣa có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp. Mặc dù đào tạo nghề cho ngƣời lao động đặc biệt là lao động nông thôn là chính sách hàng đầu trong chiến lƣợc giải quyêt việc làm của tỉnh, song tỷ lệ lao động qua đào tạo không đƣợc cao, ngƣời lao động vẫn chƣa thực sự thấy đƣợc tầm quan trọng của đào tạo nghề. Nhiều lao động đã đƣợc đào tạo nghề nhƣng lại không đƣợc sử dụng. Các ngành nghề truyền thống đã chú ý trong đào tạo nhƣng hiệu quả chƣa cao.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH

ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)