Tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính đến 31/12/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

Đơn vị Tổng số xã, phƣờng, thị trấn Số xã, phƣờng, thị trấn chia theo vùng Ghi chú Vùng cao Miền núi Còn lại

Toàn tỉnh 181 16 109 56 Toàn tỉnh thuộc

Tỉnh Miền núi

Phân theo đơn vị cấp huyện6

TP Thái Nguyên 28 - 7 21

Thị xã Sông Công 10 - 1 9

Huyện Định Hoá 24 3 21 - Huyện Miền núi

Huyện Võ Nhai 15 11 4 - Huyện Vùng cao

Huyện Phú Lƣơng 16 - 16 - Huyện Miền núi

Huyện Đồng Hỷ 18 2 16 - Huyện Miền núi

Là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội và Bắc Kạn, cửa kh u Việt Nam với Trung Quốc, Thái Nguyên có vị trí khá thuận lợi về giao thông.

Ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng trung du miền núi p-hía Bắc về công nghiệp và là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thái Nguyên có địa hình đồi núi thấp dần từ Bắc xuống Nam. Là một tỉnh miền núi nhƣng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác. Độ cao trung bình từ 200†300m thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông và chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùn đồi cao núi thấp và vùng đồi gò.

3.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, thủy văn

Khí hậu: Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng thủy văn, lƣợng mƣa trung

bình hàng năm của tỉnh vào khoảng 1500 – 2500 mm, lƣợng mƣa cao nhất vào tháng chín và thấp nhất vào tháng một. Nhiệt độ trung bình chêch lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 13,7 độ C. Tổng số giờ nóng trong năm dao động từ 1300 – 1750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Lượng mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên khá lớn, ƣớc tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ.

Khí hậu tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp.

3.1.1.4. Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên không lớn nhƣng cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn tới chất lƣợng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 2012 là 353.472,41 ha, Thái Nguyên có diện tích đất đồi núi chiếm tới 85,8% đƣợc hình thành do kết quả phong hóa nhanh, mạnh, triệt để. Tuy nhiên đất cũng dễ bị thoái hóa, rửa

trôi, xói mòn mạnh nếu mất cân bằng sinh thái. Theo tài liệu thống kê năm 2012 của Sở Tài nguyên Môi trƣờng thì đất đai của tỉnh Thái Nguyên có một số loại sau:

+ Đất phù sa: Chiếm 19.448 ha tƣơng đƣơng 5,49% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống các sông chính là sông Cầu và sông Công. Đặc biệt trong đó có 3.961 ha đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên.

+ Đất dốc tụ: Chiếm 18.411 ha (5,20%), đƣợc hình thành do sự tích tụ của các sản ph m phong hóa trên cao đƣa xuống do đó chúng có độ phì tƣơng đối cao rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Chiếm 136.880 ha (38,65), trong đó có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-25% rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhƣ: chè, cây ăn quả.

+ Đất đỏ nâu trên macma bazơ trung tính: Chiếm 22.035 ha (6,22%), đây là loại đất tốt có khả năng khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp.

+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: 42.052 ha tƣơng đƣơng 11,88% + Đất vàng đỏ trên đá macma axit: 30.748 ha (8,68%)

Ngoài ra, còn một tỷ lệ nhỏ các loại đất đất bạc màu, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất nâu đỏ trên đá vôi….

* Tài nguyên nước.

Nguồn nƣớc của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp với hai sông chính là sông Công và sông Cầu:

- Sông Công có lƣu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá của huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mƣa lớn nhất của tỉnh. Dòng sông đƣợc ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 210 triệu m3 nƣớc. Với lợi thế dòng sông có thể chủ động điều hòa dòng chảy, tƣới tiêu cho 12 ngàn ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố và thị xã sông Công.

- Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lƣu vực 6030 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hƣớng Bắc – Đông Nam. Hệ thống của con sông có

khả năng tƣới cho 24 ngàn lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Kết hợp với nhiều nhánh sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô thì đây là điều kiện tốt cho tỉnh về tiềm năng thủy điện.

* Tài nguyên khoáng sản.

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng nên phong phú về chủng loại khoáng sản, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh có thể chia thành bốn nhóm:

- Nhóm nguyên liệu cháy: gồm than mỡ với trữ lƣợng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng C m, Âm Hồn, chất lƣợng tƣơng đối tốt đủ phục vụ cho nhu cầu ngành luyện kim than đá với tổng trữ lƣợng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung chủ yếu ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng. Thái Nguyên đƣợc đánh giá là tỉnh có trữ lƣợng than lớn thứ hai trên cả nƣớc.

- Nhóm khoáng sản kim loại: gồm kim loại đen nhƣ sắt, mănggan, ti tan và kim loại màu nhƣ chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vofram, altimoan, thủy ngân, vàng... Quặng sắt có 47 mỏ và điềm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lƣợng khoảng 20 triệu tấn có hàm lƣợng Fe 58,8% - 61,8%, cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đƣờng ĐT 259 có tổng trữ lƣợng quặng khoảng 30 triệu tấn. Quặng Titan đã phát hiện 18 mỏ, tổng trữ lƣợng dự kiến khoảng 18 triệu tấn. Thiếc có ở ba mỏ thuộc Đại Từ, mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền với khoảng 13.600 tấn. Vonfram ở Núi Pháo Đại Từ trữ lƣợng 110.260.000 tấn. Chì kẽm tập trung ở Lang Hít (huyện Đông Hỷ), Thấn Sa, Cúc Đƣờng ( huyện Võ Nhai) quy mô không lớn. Vàng sa khoáng ở khu vực Thấn Xa, dãy núi Bổ Cu, khu vực Ngàn Me, Cây Thị, khu vực phía tây của huyện Phổ Yên. Khoáng sản kim loại là một trong những ƣu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn ý nghĩa đối với cả nƣớc.

Mới, La Hiên với khoảng 60.000 tấn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đƣờng và Khe Mo, trữ lƣợng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lƣợng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lƣợng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lƣợng tốt, hàm lƣợng AL2CO3 cao, trữ lƣợng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nƣớc. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nƣớc.

* Tài nguyên rừng: Rừng Thái Nguyên chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình còn ít, đất trống đồi trọc còn nhiều. Tuy nhiên diện tích che phủ có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Theo số liệu kiểm kê rừng của Chi cục Kiểm lâm và Cục Thống kê tỉnh, năm 2009 diện tích rừng của tỉnh chiếm 48,69% diện tích tự nhiên, năm 2012 diện tích rừng của tỉnh là 180.171,53 ha chiếm 50,97% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất 111.547,62 ha, rừng phòng hộ là 34.840,37 ha, rừng đặc dụng là 33.783,54 ha.

Về trữ lƣợng thì rừng gỗ có trữ lƣợng khoảng 3,42 triệu m3 và khoảng 33,2 triệu cây tre nứa các loại. Mức tăng trƣởng bình quân khoảng 5,5 - 6,5 m3/ha/năm.

Hệ thực vật khá phong phú với 490 loài, 344 họ. Trong đó có 26 loài có giá trị làm cảnh, 34 loài có giá trị làm dƣợc liệu và nhiều cây quý hiếm nhƣ lim xanh, kim giao, trai, nghiến, sến, đinh.

Hệ động vật rừng có khoảng 213 loài, 62 họ, 22 bộ gồm lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp lƣỡng cƣ trong đó phần lớn là lớp chim (95 loài 31 họ và 11 bộ).

* Tài nguyên du lịch

du khách biết đến nhƣ hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, núi Văn, núi Võ và các di tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền chùa, hang động nhƣ đình Phƣơng Độ, hang Thần Sa... Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chu n quốc tế.

Bên cạnh các danh lam thắng cảnh trên, theo thống kê hiện nay trên toàn tỉnh có hơn 100 di tích văn hóa, lịch sử trong đó có 26 di tích đã đƣợc xếp hạng đặc biệt phải kể đến vùng an toàn khu (ATK) Định Hoá, Xóm Chòi xã Yên Mỹ là nơi đặt trụ sở Hội văn nghệ kháng chiến, Đồi Thành Trúc - xã Bản Ngoại là nơi Bác Hồ và các cơ quan trung ƣơng đặt đại bản doanh trƣớc khi về tiếp quản thủ đô, xã La Bằng là nơi ra đời cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, xã Hùng Sơn nơi công bố bức thƣ của Bác Hồ lấy ngày 27/7 hàng năm làm ngày thƣơng binh liệt sĩ; đền thờ Đội Cấn - Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp tại Thái Nguyên, đền cũ đƣợc xây dựng trƣớc năm 1945 đã bị bom Pháp phá hủy năm 1947, ngôi đền hiện nay xây dựng trên nền cũ trong khuôn viên đài tƣởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở trung tâm thành phố.; Chùa Phù Liễn (Tên chữ là Phù Chân Tự) đƣợc xây dựng từ đầu thế kỷ XIX; Đền Đuổm tựa lƣng vào vách núi đá với các hình dáng kỳ thú, những cay chò cây ngát mấy trăm năm tuổi, đây là nơi thờ vị thủ lĩnh Dƣơng Tự Minh phủ Phú Lƣơng thời nhà Lý.; Thái Nguyên cũng đƣợc biết đến với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm giữa trung tâm thành phố với diện tích mặt bằng hơn 40.000m2 hiện đang lƣu giữ và trƣng bày hơn 10.000 hiện vật của 54 dân tộc Việt Nam, đây là công trình bảo tàng quốc gia, một kiến trúc nổi tiếng đã đƣợc nhà nƣớc trao tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh năm 1996; Khu di tích khảo cổ học Thần Sa đã đƣợc xác định là một khu di chỉ khảo cổ học hậu kỳ đá cũ, 4000 năm trƣớc ngƣời nguyên thủy đã cƣ trú ở mái đá Ngƣờm, hang Phiêng Tung, hàng chục nghìn công cụ đá nhƣ hòn cuội, mũi nhọn mảnh tƣớc và một số xƣơng ngƣời cổ, xƣơng động vật tuyệt diệt đã đƣợc đƣa lên khỏi hang. Đây cũng là địa danh lý tƣởng của khách du lịch.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo số liệu niên giám 2012 của tỉnh Thái Nguyên, tổng dân số 1.150.230 ngƣời trên tổng diện tích 3.534,72km2, mật độ dân số 325 ngƣời/km2

, trong đó nơi tập trung đông nhất là địa bàn thành phố Thái Nguyên (1.545 ngƣời/km2) và thấp nhất là huyện Võ Nhai (78 ngƣời/km2). Trong đó thành thị là 327.223 ngƣời tƣơng đƣơng 28,45%, nông thôn là 823.007 ngƣời chiếm 71,55%. Tỷ lệ nam nữ khá cân bằng (49,71/50,29 %).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)