Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa

1.2.1. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô

1.2.1. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa thị hóa

Quá trình CNH – HĐH và ĐTH nông thôn có ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đồng thời cũng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy nếu xét dƣới góc độ cá nhân ngƣời lao động, quá trình ĐTH sẽ khiến cho công việc, nghề nghiệp của họ có những thay đổi. Ngƣời lao động ở mọi trình độ đào tạo luôn mong muốn có một công việc ổn định phù hợp với khả năng lao động và có thu nhập đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mức sống chung cho chính bản thân và cả gia đình họ. Thế nhƣng do quá trình đô thị hóa mà ngƣời lao động nông thôn nhất là lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp thì mới có thể kiếm sống để tồn tại đƣợc.

Việc làm trong nông nghiệp ngày càng ít đi tỷ lệ nghịch với số lao động bƣớc vào tuổi lao động càng tăng dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn càng trầm trọng. Mặt khác, nông nghiệp nƣớc ta đang từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa, lƣợng lao động trong nông nghiệp sử dụng đến ít dần, một ngƣời lao động tạo ra số sản ph m nhiều hơn trƣớc do vậy số lao động cần thiết cho nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần ngày càng sâu sắc.

Phần lớn lao động nông thôn hiện nay chƣa qua đào tạo, do vậy tiếp cận các công việc có thu nhập và chất lƣợng cao, mặt khác khả năng cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, thị trƣờng việc làm của lao động nông là không kịp thời làm giảm khả năng tự tạo việc làm. Do vậy các chính sách của nhà nƣớc nhằm hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm cũng nhƣ tạo ra việc làm mới cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp bách và thiết thực.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay dân số ở khu vực nông thôn vẫn tăng nhanh, đất canh tác không tăng thậm chí có xu hƣớng giảm xuống vì nhiều lý do: đô thị hóa, đất ở,... tăng, mặt khác với khả năng ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa học công nghệ,... làm cho năng suất lao động tăng nhanh, giải phóng một lƣợng lao động lớn ra khỏi ngành nông nghiệp. Nếu không tạo đủ công ăn, việc làm cho ngƣời nông dân, đặc biệt trong lúc nông nhàn với thu nhập đƣợc ngƣời nông dân chấp nhận, sẽ dẫn đến hiện tƣợng nông dân đổ xô ra các thành phố và các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm gây

nhiều vấn đề phức tạp cho việc quản lý lao động, quản lý xã hội, tình trạng xóm liều, phố liều, tệ nạn xã hội gia tăng.

Đồng thời, khi kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, làm cho các ngành này đƣợc nâng cấp đổi mới để đáp ứng thị trƣờng cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Vì vậy nguồn nhân lực trong các ngành, lĩnh vực này đòi hỏi phải đƣợc đào tạo nâng cao chất lƣợng để đáp ứng nhu yêu cầu. Do đó chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động là điều cần thiết giúp ngƣời lao động có đƣợc ngành nghề khác theo xu hƣớng tất yếu.

Đặc biệt ở nông thôn quá trình ĐTH đang diễn ra làm ngƣời nông dân bị mất một phần ruộng đất canh tác, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Cho nên việc chuyển đổi nghề nghiệp cho bộ phận ngƣời lao động này là rất cần thiết không thể không làm. Ngoài ra khi ngƣời lao động nông thôn bị mất đất mà không đƣợc chuyển đổi sang nghề nghiệp khác nhƣ nghề công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ,… thì cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn. Và lúc này vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Cùng những trở ngại về kinh tế, tình trạng thất nghiệp là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội. Khi không có việc làm, không có thu nhập để tồn tại trong cuộc sống với nhiều cám dỗ nhƣ hiện nay thì một bộ phận ngƣời lao động nhất là lao động nông thôn do thời gian nhàn dỗi, thiếu việc làm cộng với trình độ lao động thấp không có khả năng tìm việc, chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp đã bị lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật, làm huỷ hoại bản thân và ảnh hƣởng lợi ích của xã hội.

Chính vì tất cả điều trên càng cho thấy sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời lao động nhất là lao động nông thôn khi quá trình ĐTH nông thôn đang và sẽ diễn ra ngày một nhanh hơn.

Quá trình ĐTH dù diễn ra theo hình thức mở rộng quy mô diện tích đô thị hay nâng cao trình độ các đô thị hiện có đều dẫn đến những tác động không nhỏ đối với ngƣời lao động và việc làm. ĐTH diễn ra góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng giá trị sản xuất, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh. Đa dạng hóa ngành nghề cũng là một lợi thế mà quá trình ĐTH

tạo ra. Mặt khác, do yêu cầu cao của xã hội khi nền kinh tế phát triển thì chất lƣợng lao động cũng cần đƣợc nâng lên. Nhu cầu lao động tăng trong khi mức cung về lao động có tay nghề, đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật không đủ đáp ứng, tất yếu sẽ dẫn đến sự dƣ thừa lao động trong xã hội mà cũng tạo ra sự thiếu hụt cung lao động đối với lao động lành nghề.

ĐTH làm chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; từ khu vực kinh tế nhà nƣớc sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây là dòng dịch chuyển lao động, việc làm tất yếu trong quá trình ĐTH. Do đó cần phải đánh giá những ảnh hƣởng của ĐTH đến lao động, việc làm để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)