Thực trạng lao động nông thôn Thái Nguyên 2008 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 86)

CHỈ TIÊU 2008 2010 2012

Số lao động nông thôn (ngƣời) 534.319 530.369 546.791 LĐNT đang làm việc (ngƣời) 526.784 528.294 529.149 LĐNT đang làm việc đã qua đào tạo (ngƣời) 51.098 54.414 68.789 Tỷ lệ LĐNT đang làm việc đã qua đào tạo/LĐNT

đang làm việc 9,7% 10,3% 13%

(Nguồn : Niên giám thống kê 2008, 2010, 2012)

Chất lƣợng của lao động nông thôn cũng đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tốt, tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê, số LĐNT đang làm việc đƣợc tính cả số lƣợng LĐNT có việc làm thời vụ. Theo Báo cáo tổng kết của Sở Lao động – TB&XH tỉnh, số lao động có việc làm không thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn, chủ yếu là lao động nông nghiệp chƣa qua đào tạo. So với năm 2008, số LĐNT năm 2012 tăng

12.472 ngƣời, trong khi đó số lao động có việc làm chỉ tăng 3.365 ngƣời, sự chênh lệch đáng kể này cũng đã chỉ rõ một thực trạng về lao động việc làm của bộ phận LĐNT tỉnh.

Ở một khía cạnh khác, tỷ lệ LĐNT đang làm việc đã qua đào tạo đƣợc đánh giá là rất thấp trong điều kiện tỉnh là một nơi có thế mạnh về lĩnh vực đào tạo của khu vực miền núi phía Bắc. Chất lƣợng lao động là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết bài toán việc làm trong xu thế hiện nay. Một thực trạng đáng quan tâm đối với lao động nông thôn của tỉnh là nguy cơ thất nghiệp nếu nhƣ không có kế hoạch đào tạo chuyên môn, bồi dƣỡng tay nghề sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội trong những năm tới. Số lƣợng lao động dƣ thừa, dôi trong khi lƣợng lao động không có việc làm ngày càng tăng vẫn là một nghịch lý. Do đó, trong điều kiện quỹ đất canh tác bị thu hẹp dành cho các dự án các khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi ngành nghề với lao động nông thôn là một việc làm thiết thực và cấp bách của toàn xã hội nói chung và nông thôn Thái Nguyên nói riêng.

Quá trình điều tra lao động và việc làm đối với lao động nông thôn tại 3 huyện đƣợc lựa chọn làm mẫu điều tra trong thời kỳ 2009-2012 cho thấy sự phân bổ lao động nông thôn vào các ngành của tỉnh có sự chênh lệch khá lớn

Bảng 3.16: Phân bổ lao động nông thôn theo các ngành (ĐV: %)

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHỔ YÊN ĐỒNG HỶ SÔNG CÔNG

2008 2012 2008 2012 2008 2012

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số lao động điều tra (người) 131 131 114 114 150 150

Trồng trọt (%) 78.6 62.6 -16.0 79.8 67.5 -12.3 85.3 67.3 -18.0 Chăn nuôi (%) 9.2 6.9 -2.3 6.1 5.3 -0.9 3.3 3.3 0.0 Lâm nghiệp, ngƣ nghiệp (%) 3.8 3.8 0.0 5.3 4.4 -0.9 2.7 3.3 0.7 Xây dựng (%) 3.1 9.2 6.1 1.8 8.8 7.0 2.7 10.7 8.0 Thƣơng mại dịch vụ (%) 3.1 13.7 10.7 4.4 10.5 6.1 6.0 12.0 6.0 Không có việc làm (%) 2.3 3.8 1.5 2.6 3.5 0.9 0.0 3.3 3.3

Cộng 100 100 0 100 100 0 100 100 0

nhiên có sự mất cân đối đáng kể. Năm 2008, trong tổng số mẫu chọn điều tra, có đến 81,5% lao động sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Ngành xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ chƣa thực sự đƣợc ngƣời lao động lựa chọn. Cơ cấu này bắt đầu chuyển dịch vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, khi các KCN, CCN hình thành và phát triển. Đến năm 2012, tỷ trọng lao động có sự thay đổi khá lớn, tăng lên đối với các ngành nghề xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Nguyên nhân, là do sự phát triển kinh tế, nhiều cụm công nghiệp mọc lên, nhu cầu đƣợc cung cấp các dịch vụ : ăn uống, giải trí... ngƣời lao động chuyển sang lĩnh vực mới có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, do yêu cầu về trình độ tay nghề của xã hội, dẫn đến một bộ phận bị mất việc làm. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, sản xuất mang tính thuần nông sẽ dẫn đến hiện tƣợng thiếu việc làm mang tính phổ biến. Sự chuyển dịch cơ cấu trong lao động nông thôn cũng theo hƣớng từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Song xét theo đặc trƣng ngành nghề, thì chủ yếu vẫn là kinh doanh nhỏ, lẻ, tự phát.

3.2.2.2. Tác động đến tình trạng thất nghiệp

Bảng 3.17: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động tỉnh Thái Nguyên 2009 -2012 (%)

Tổng Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Năm 2009 2.16 2.47 1.83 4.46 1.54

Năm 2010 2.25 2.32 2.19 4.24 1.67

Năm 2011 0.80 0.69 0.92 1.77 0.52

Năm 2012 1.42 1.33 1.52 2.32 1.15

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009 – 2012)

Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh nhìn chung là thấp. Năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp của toàn tỉnh là 2,16% trong đó thất nghiệp ở nông thôn là 1,54% tổng lao động. Năm 2011 là năm tỉnh có tỷ lệ thấp nghiệp giảm thấp nhất ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Với con số thất nghiệp 0,52% chứng tỏ lao động nông thôn đã phần lớn có việc làm. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của tác giả, việc làm trong năm 2011 của lao động nông thôn vùng điều tra không ổn định, thu nhập thấp, mang tính chất thời

vụ cao. Năm 2012, số liệu công bố trong Niêm giám thống kê có sự tăng lên về tỷ lệ ngƣời không có việc làm. Trung bình cả tỉnh là 1,42%, trong đó ở nông thôn con số này là 1,15%.

Nguyên nhân của chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng là do nguồn lao động của tỉnh phần đa số là lao động nông nghiệp lạc hậu mà lao động chƣa qua đào tạo, trình độ chuyên môn tay nghề thấp còn nhiều, khả năng thích ứng với thay đổi nhanh chóng của thị trƣờng kém. Năm 2012, đã có một số dự án ở các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đòi hỏi công nhân đƣợc đào tạo tay nghề, những lao động tạm thời trƣớc đây không còn việc làm do không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngƣời lao động khó có cơ hội tìm việc làm khi mà lao động chƣa đƣợc đào tạo, chƣa có chuyên môn kỹ thuật còn lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)