sóc ngƣời cao tuổi và phát triển các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi
3.1.1. Quan điểm
Ngay sau Cách Mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã rất quan tâm đến sức khỏe nhân dân. Trong “Thư gửi các vị phụ lão” ngày 21/9/1945, Bác đã chống quan niệm cổ xưa “lão lai tài tận, lão giả an chi” và trong bài “Sức khỏe và thể dục” ngày 27/3/1946, Bác viết: “…Việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công…Vì vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mọi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng được làm…Dân cường thì nước thịnh…”.
Tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên…” [24].
Tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT, nhất là những NCT cô đơn, không nơi nương tựa…” [24].
Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để NCT hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, lao động học tập của NCT trong xã hội và gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết thương yêu nhau”; giúp đỡ NCT cô đơn không nơi nương tựa [25].
Hiến pháp 2013, khoản 3 Điều 37 quy định: “Người cao tuổi được nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28].
Hiến pháp 2013 tại khoản 2, Điều 59, ghi: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” [28].
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và cho người cao tuổi nói riêng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã hội và của cả cộng đồng.
Như vậy, các quan điểm, sự chỉ đạo ở trên của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các ngành, các cấp, đặc biệt các cơ quan QLNN phải chú trọng các chính sách đầu tư nhằm xây dựng, phát triển các TTCSNCT.
3.1.2. Định hướng
Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Đặc điểm của già hóa dân số ở Việt Nam là nữ cao tuổi nhiều hơn nam, với sự gia tăng tỷ lệ góa và tình trạng NCT sống một mình. Trong những năm tới, số NCT của Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, chăm sóc NCT bên cạnh sự chăm sóc của những người thân trong gia đình, đang rất
cần sự chung tay chăm sóc của toàn xã hội để giảm thiểu nỗi lo cho NCT nước ta.
Biểu đồ 3.1: Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam 2009-2049
(Nguồn Tổng cục thống kê, Dự báo dân số Việt Nam năm 2009-2049)
Để thích ứng với già hóa dân số, cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, cũng như có cơ chế phối hợp công tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội chính thức và phi chính thức
- Phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội đối với NCT trong đó tập trung phát triển các mô hình chăm sóc NCT tại các địa phương, huy động nguồn lực toàn dân trong việc xã hội hoá công tác chăm sóc NCT. Đồng thời phải gắn chặt với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngay trong từng bước đi, từng giai đoạn cụ thể
5 7 9 11 13 15 17 19 2009 2019 2029 2039 2049 6,43 6,93 10,86 14,75 17,98 %
nhằm tạo cơ hội để tất cả các đối tượng NCT tiếp cận được các dịch vụ xã Nhà nước cộng đồng với các hình thức, biện pháp khác nhau. Trước mắt là mở rộng đối tượng được trợ giúp, trợ cấp và nâng cao chất lượng trợ giúp, trợ cấp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời, tạo được phong trào sôi động trong cả nước trợ giúp NCT là nghèo cô đơn, không nơi nương tựa, coi đó là một trong những tiêu chuẩn của chuẩn mực đạo đức xã hội trong thập kỷ tới.
- Phát triển hệ thống chính sách phúc lợi xã hội phải đồng bộ ở tất cả các hợp phần để tạo một lưới an toàn trước những tác động khác nhau, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phát triển hệ thống chính sách phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội phải gắn chặt với quá trình cải cách hành chính nhà nước trên các phương diện: thể chế chính sách; thể chế tài chính và thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn lực, kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp đối tượng yếu thế cao tuổi, tổ chức của họ cũng như các tổ chức dịch vụ xã hội, kêu gọi đầu hợp tác, đầu tư xây dựng các mô hình chăm sóc vì đối tượng yếu thế, cao tuổi.
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc NCT lấy con người làm trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội. Phương pháp tiếp cận dựa vào quyền con người và công bằng xã hội.