Thực trạng hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm chăm sóc

2.2.2. Thực trạng hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổ

trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

Tìm hiểu và trò chuyện với đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại các cơ sở được khảo sát đều thấy rằng họ là những người tâm huyết, có nghề và đón được nhu cầu của xã hội. Bằng chứng là nhiều cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng được mở ra trong những năm gần đây; nhiều loại dịch vụ dành cho NCT được hình thành.

Về cơ sở vật chất, mô hình: Bước đầu đảm bảo được những nhu cầu cơ bản trong nuôi dưỡng và chăm sóc. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị bằng nguồn vốn tự tạo, một số cơ sở đã có sự hợp tác với những tổ chức quốc tế trong việc đầu tư trang thiết bị, học hỏi kinh nghiệm và đào tạo (Thiên Đức, Phù Đổng…). Các gói dịch vụ linh hoạt cũng đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các gia đình.

Xây dựng một lịch biểu hoạt động để chăm sóc NCT tốt hơn. Các cơ sở đều xây dựng thời gian biểu,quy định giờ giấc ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động chung. Phân nhóm các cụ để chăm sóc cho phù hợp.

Ông Giám đốc TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức cho biết: Mỗi sáng các cụ trong trung tâm đều dậy sớm, đi tập thể dục xong rồi về tắm rửa, thay đồ, ăn sáng, đọc báo. Sau đó, mỗi cụ lại có một “lịch trình” riêng hoặc tất cả có thể cùng tham gia các họat động tập thể như chơi cờ, câu cá, xem ti vi, ca hát… Các cụ ốm đau thì được chăm sóc y tế. Hiện trung tâm có gần 200 cụ và chia làm 4 nhóm: Nhóm khỏe mạnh - minh mẫn; nhóm rối loạn tâm thần tuổi già (các cụ bị lẫn); nhóm các cụ minh mẫn nhưng không khỏe mạnh (ngồi xe lăn); nhóm NCT phải chăm sóc 24/24 (nghĩa là các cụ khi đi viện về phải sống thực vật). Phân chia như vậy đề có lịch biểu chăm sóc, phân công nhân lực cho phù hợp.

Ông cũng chia sẻ thêm: Cha mẹ già lý tưởng nhất vẫn là sống cùng con cháu. Chúng tôi lập ra trung tâm dưỡng lão này cũng không nhằm cổ súy và khuyến khích con cái đưa hết cha mẹ vào đây. Ở đây, dù với mức giá trên 10 triệu nhưng mọi thứ cũng không thể như ở nhà được. Tuy nhiên, nếu ở nhà riêng và có thuê đến 3-4 người phục vụ thì cũng vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, các cụ không được chăm sóc thăm khám sức khỏe tốt bằng ở đây.

Theo đánh giá của ông giám đốc đó, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa có TTCSNCT theo đúng nghĩa. Nó chỉ là các cơ sở nuôi dưỡng và chăm sóc NCT ở các mức độ khác nhau. Nhận xét này của người có kinh nghiệm hàng đầu trong cung cấp dịch vụ cho thấy những thiếu hụt nhất định về điều kiện cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, bên cạnh 2 cơ sở ở Đông Ngạc và Nhật Tảo (Bắc Từ Liêm), ông đã mở thêm một cơ sở ở Sóc Sơn, theo mô hình công viên nghỉ dưỡng (điều kiện mặt bằng rộng hơn: có bể bơi, sân vườn, hồ câu, với phân cấp nhu cầu phòng ở khác nhau…) kết hợp cơ sở đào tạo điều dưỡng viên.

Bà L. Cán bộ quản lý cơ sở Bách Niên Thiên Đức nhận xét: là người làm trong ngành cung cấp dịch vụ này tôi cũng thường có những chuyến tham quan, trao đổi với các cơ sở khác. Về cơ bản các gói dịch vụ thì cũng dựa trên mặt bằng chung, tùy vào mức đầu tư mà giá cả có chênh chút ít. Tuy nhiên, cũng có cơ sở do mặt bằng hạn chế hoặc thuê căn hộ, chung cư nên việc bố trí không gian khó khăn. Có khi các cụ chỉ có 1 phòng sinh hoạt chung cho mấy tầng, ăn uống, giải trí cứ phải đi lên đi xuống.

Thực tế thì mức độ dịch vụ như vậy cũng đáp ứng được một phần phân khúc khách hàng, chỉ cần có nơi trông nom, chăm sóc cha mẹ ở mức vừa phải.

Ông C. cán bộ quản lý Trung tâm Phù Đổng, cho rằng: Chỗ chúng tôi chưa có điều kiện đầu tư mạnh về phòng ở. Mấy tòa cấp 4 với 7-80 phòng thôi, nhưng giữ cho sạch sẽ, thoáng mát để không đội giá. Việc cạnh tranh do dịch vụ mở rộng theo tôi nên tập trung vào chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc. Cơ sở này tuy xa nội thành, nhưng thoáng đãng nên cũng thu hút sự quan

tâm nhất định. Mùa hè thì có thêm nhiều cụ trong nội thành sang sử dụng như đi dưỡng hè vì trong phố chật chội nóng bức.

Mặt khác, để nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý ở các cơ sở đã chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên. Hầu hết những nhân viên phục vụ được tuyển từ nguồn điều dưỡng viên đã qua đào tạo. Tại cơ Trung tâm Bảo trợ xã hội III, không tuyển dụng nhân viên riêng mà sử dụng chung cán bộ Phòng y tế cho hai nhóm đối tượng. Nhưng Theo chị Ph, trưởng phòng y tế, Trung tâm rất chú trọng bồi dưỡng cán bộ về tâm lý, các kỹ năng chăm sóc NCT để phục vụ tốt hơn, tạo ra môi trường thân thiện, tình người.

Tuy số lượng người sử dụng dịch vụ biến động, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ có sức khỏe yếu và rất yếu cao, nhưng nhờ đa dạng hóa các gói dịch vụ, sự thay đổi nhận thức, tâm lý của người dân mà xu hướng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng. Thống kê của TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức cho thấy:

Biểu đồ 2.1: Số lượng NCT sử dụng dịch vụ qua các năm từ năm 2000 – 2017 tại cơ sở Bách Niên Thiên Đức

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức tháng 01 năm 2018)

Như vậy, từ phía các nhà đầu tư đã thấy trước triển vọng của loại hình dịch vụ này. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để các chính sách hỗ trợ được triển khai trên thực tế, để họ có điều kiện tốt hơn nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ hướng tới làm hài lòng nhiều nhóm khách hàng và hạ được giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)