Đặc điểm dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

2.1. Khái quát chung về các đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cƣ của

2.1.3. Đặc điểm dân cư

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, tăng 1,8% so năm trước. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.

Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình toàn Thành phố.

Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội tương đối cân bằng, số nữ nhiều hơn số nam không đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 97 nam.

Tại khu vực nông thôn, biến động dân số chủ yếu do luồng di dân đi làm ăn kiếm sống tại đô thị hoặc học tập. Xu hướng dịch cư từ các tỉnh quanh Hà Nội, lượng dịch cư đa số chọn các vùng ven đô để sinh sống và đi làm tại vùng nội đô.

Hiện nay, lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2017 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó, khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nông thôn là 75,3%.

Số người có việc làm trong năm 2017 ước đạt trên 3,7 triệu người, chiếm 97,4% so với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%.

Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo năm 2017 ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%.

Tính đến cuối năm 2018, toàn thành phố có 871.268 NCT, chiếm khoảng 11% dân số Thành phố, trong đó có 16.197 NCT thuộc hộ nghèo; 25.718 NCT bị khuyết tật; 321.033 NCT từ 60-79 tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; 6.918 NCT cô đơn không nơi nương tựa trong đó có 822 NCT cô đơn, không nơi nương tựa, không thuộc hộ nghèo có nhu cầu vào sống tại cơ sở BTXH và 132 NCT có nhu cầu vào trung tâm nuôi dưỡng NCT theo phương thức tự nguyện; 165 NCT đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH công lập và 361 NCT đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở CSNCT ngoài công lập.(Báo cáo tình hình hoạt động của hệ cơ sở bảo trợ xã hội trên điạ bàn thành phố Hà Nội năm 2018 – Phòng bảo trợ xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội)

Với số lượng NCT đông như hiện nay, đây sẽ là thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội trong việc đảm bảo ASXH và chăm sóc NCT giai đoạn hiện nay. Việc phát triển các mô hình TTCSNCT hiện nay là xu thế tất yếu để

giúp cho thành phố Hà Nội giảm bớt gánh nặng về ASXH, chăm sóc NCT đồng thời giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)