Một số mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 62)

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm chăm sóc

2.2.1. Một số mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn

Thành phố sẽ có thêm nguồn thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; bên cạnh đó, mô hình các TTCSNCT sẽ giúp cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận được tiếp cận thuận lợi, công bằng với các dịch vụ chăm sóc NCT có chất lượng cao, giảm áp lực quá tải cho các bệnh viện, đồng thời giảm bớt phiền hà, tiết kiệm chi phí, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện các vấn đề ASXH cho NCT.

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Một số mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Các cơ sở của nhà nước

Trung tâm Bảo trợ xã hội III. Đây là cơ sở duy nhất của Hà Nội do nhà nước thành lập, dưới sự quản lý của Sở Lao động-Thương binh và xã hội Hà Nội. Địa chỉ: Thôn Miêu Nha, Xã Tây Mỗ, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng 2 nhóm đối tượng NCT: diện bảo trợ xã hội và dịch vụ, trên khuôn viên 6.000m2. Trung tâm còn có cơ sở 2 tại Lạc Trung nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa.

Ngày 17/2/1992, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Trung tâm nuôi dưỡng NCT cô đơn. Ngày 19/11/1996, UBND Thành phố quyết định sáp nhập Trung tâm nuôi dưỡng NCT cô đơn với Trung tâm bảo trợ xã hội 3 Đông Anh và lấy tên là Trung tâm Bảo trợ xã hội III.

Phần lớn cơ sở hạ tầng của trung tâm này được xây dựng từ những năm 1990 trở về trước và hầu như ít được đầu tư để tu bổ, sửa chữa và nâng cấp nên trang thiết bị thiếu thốn hoặc chất lượng chỉ ở mức trung bình thấp. Cơ chế quản lý của các trung tâm bảo trợ xã hội là dựa vào quy định về hoạt động hành chính sự nghiệp của nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở LĐ‐ TB&XH các tỉnh nên kinh phí hầu hết do nhà nước cấp. Hiện nay mức trợ cấp tối thiểu cho NCT được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III là 700.000đ/người/tháng nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo ổn định đời sống NCT.

Năm 2007, theo chủ trương của Sở Lao động Thương binh & Xã hội Hà nội, Trung tâm mở thêm dịch vụ chăm sóc NCT theo nhu cầu trên một phần cơ sở vật chất của trung tâm. Vì là cơ sở của Nhà nước, chưa phải đầu tư nhiều nên mức phí ở trong khoảng 3-5 triệu đồng/người/tháng cũng tùy theo phòng ở. Hằng năm, số NCT sử dụng dịch vụ dao động từ 30-40 cụ, hiện có 35 cụ sử dụng dịch vụ.

Tháng 10/2015, UBND Thành phố Hà nội cũng đã có quyết định đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở này với số vốn dự toán là 31.837 triệu đồng.

2.2.1.2. Các cơ sở, tổ chức của tư nhân

Qua rà soát thống kê những năm qua toàn thành phố có 15 cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập chăm sóc NCT, Sở Lao động, Thương binh và xã hội Hà Nội đã kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động cho 10 cơ sở ngoài công lập đủ điều kiện chăm sóc NCT, người khuyết tật trên địa bàn thành phố gồm:

- TTCS NCT Bách Niên Thiên Đức (Cơ sở 1: Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Cơ sở 2: Khu dân cư Lâm Trường, Minh Phú, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội; Cơ sở 3: Nhật Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội);

- TTCS NCT Nhân Ái (Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội);

- TT chăm sóc và nuôi dưỡng NCT Phúc Sinh (Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội);

- TT điều dưỡng NCT Tuyết Thái (Đại Mạch, Huyện Đông Anh, Hà Nội); - TT điều dưỡng và chăm NCT Vạn Phúc (Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Hà Nội);

- TTCS NCT Từ Tâm ( Thôn Đồng trứ, Xã Phú Nghĩa , Huyện Chương Mỹ, Hà Nội);

- TTCS NCT An Dưỡng Đường ( Xóm 8, Xã Kim Lan, Huyện Gia Lâm, Hà Nội);

- TTCS NCT Hồ Tiên Sa (Xã Tản Lĩnh, Huyện Ba Vì, Hà Nội);

- TTCS NCT Diên Hồng ( nhà LK U07-16 Dương Nội, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội);

- TTCS NCT người khuyết tật Tâm Phúc ( Thôn 2 xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Trong số các trung tâm trên nổi bật có một số trung tâm sau hiện tại đang hoạt động rất tốt, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và thu hút được nhiều NCT vào sinh sống:

- TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức đây là cơ sở dưỡng lão tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hiện nay đã hoạt động được 19 năm trong lĩnh vực chăm sóc NCT. Hiện Trung tâm có 3 cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc NCT: cơ sở Đông Ngạc, cơ sở Nhật Tảo (Bắc Từ Liêm) và cơ sở Sóc Sơn (Lâm trường Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội). Trong đó, cơ sở tại Sóc Sơn đang trong quá trình xây dựng theo mô hình công viên trên diện tích 5ha thuê lại của Lâm trường. Hai cơ sở ở nội thành, diện tích mặt bằng chỉ trên dưới 1000m2 nên không có sân vườn.

Các dịch vụ tại Trung tâm cũng khá đa dạng: chăm sóc dài ngày, chăm sóc ngắn ngày, chăm sóc đặc biệt với các mức phí khác nhau và đào tạo điều dưỡng viên. Tùy địa điểm và phòng ở mà mức giá dịch vụ dao động từ 5 triệu đồng đến 13 triệu đồng/ng/tháng, chưa kể các dịch vụ gia tăng yêu cầu thêm. Số lượng các cụ sử dụng dịch vụ ở cả 3 cơ sở dao động trên dưới 300. Riêng ở cơ sở mới Sóc Sơn có trên 100 cụ.

- Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Địa chỉ: Khu đô thị Đô Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội. Là trung tâm mới được thành lập năm 2014, nằm trong khuôn viên của một khu đô thị, với 3 đơn nguyên nhà liền kề, diện tích mặt bằng 300m2 x 5 tầng. Trung tâm có các phòng sinh hoạt chung, phòng phục hồi chức năng, các phòng ở cho 1 người, 2 người và 6-8 người ở các tấng 2-3- 4. Liên thông giữa các tầng là 2 hệ thống thang bộ và thang máy. Hiện Trung tâm nhận chăm sóc 17 cụ, chủ yếu là các cụ ốm đau bệnh tật. Các dịch vụ chính của Trung tâm cung cấp bao gồm:

+ Chăm sóc ngắn ngày (những gia đình bận việc có thể gửi các cụ vào trung tâm nhớ chăm sóc trong những ngày nhất định)

+ Chăm sóc dài ngày (đăng ký sử dụng dịch vụ chăm sóc tại trung tâm) + Chăm sóc và điều trị bệnh nhân sau tai biến (chăm sóc, phục hồi chức năng)

Các dịch vụ được cung ứng theo nhu cầu và mức giá khác nhau. Mức chênh lệch chủ yếu là do nhu cầu về phòng ở, các chế độ về ăn uống, chăm sóc cơ bản là giống nhau. Phòng ngủ 6-8 giường: 6,2 triệu/tháng; Phòng ngủ 2 giường: 7,7 tr/tháng; phòng ngủ 1 giường: 9,2 tr/tháng. Các dịch vụ như Chăm sóc ngắn ngày 300.000đ/ngày; chăm sóc ban ngày: 200.000đ/ngày.

- TTCS NCT Nhân Ái. Cơ sở chăm sóc NCT tại đường Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.

Được thành lập tháng 10/2006, bởi các cổ đông là các doanh nhân có thiên hướng xã hội và có tâm huyết đối với lĩnh vực chăm sóc NCT. Hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung vào 3 lĩnh vực chính : Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT theo nhiều hình thức: chăm sóc tại nhà, tại bệnh viện, chăm sóc ngày hoặc chăm sóc 24/24 giờ; Đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp; Cung cấp các trang thiết bị dụng cụ y tế, dụng cụ và thiết bị phục hồi chức năng, thực phẩm chức năng phục vụ cho NCT.

Mức phí dịch vụ cũng dựa trên nhu cầu phòng ở. Cao nhất 13 triệu đồng/tháng, thấp nhất 7,5 triệu đồng/tháng.

- TTCSNCT Phù Đổng. Địa chỉ: Xóm 3, Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Với khuôn viên trên 2.000m2 thuê lại của một cơ sở cơ khí nông nghiệp, Trung tâm được thành lập năm 2006. Hiện Trung tâm cung cấp các dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, và phục hồi chức năng sau tai biến ... Trung tâm nhận chăm sóc NCT dài ngày tùy theo hợp đồng của các gia đình và chăm sóc ngắn ngày, đáp ứng nhu cầu „nghỉ hè‟ của những NCT ở nội thành.

Hiện nay, ở trong trung tâm có 70 người mà phần lớn là từ Hà Nội. Trong số này, ngoài những cụ bình thường khỏe mạnh, có người bị lẫn , có người phải ngồi xe lăn khi di chuyển, có người chỉ nằm một chỗ ... Giá dịch vụ một tháng từ 5-8 triệu đồng/người tùy phòng ở và mức độ chăm sóc.

Có thể thấy, ngoài Trung tâm bảo trợ xã hội III, các trung tâm dịch vụ được hình thành bởi một cá nhân hoặc nhóm cán bộ đã từng có kinh nghiệm trong việc chăm sóc NCT và từng được học hỏi, đào tạo một cách bài bản ở nước ngoài nên nguồn nhân lực của các trung tâm này khá đồng đều và có chất lượng. Mô hình quản lý thường gọn nhẹ, hướng vào mục tiêu hiệu quả để đạt các tiêu chuẩn về chất lượng trong chăm sóc NCT.

Mô hình cơ sở tư nhân với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, năng động nên thu hút được các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Có những trung tâm đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác, trao đổi với nhiều tổ chức xã hội nước ngoài (Bách Niên Thiên Đức, Phù Đổng, Nhân Ái...). Một số trung tâm mở thêm hoạt động đào tạo nghề chăm sóc NCT đạt chuẩn, cung cấp nguồn nhân lực không chỉ cho các TTCSNCT ở Việt Nam mà còn cả nhà cơ sở dịch vụ ở một số nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản (Bách Niên Thiên Đức, Nhân Ái); trao đổi thông tin và tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm chăm sóc NCT với các trường đại học lớn trên thế giới, điều hiếm gặp ở các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước.

Trao đổi với lãnh đạo, quản lý của các trung tâm đã thấy được tâm huyết của họ trong việc triển khai các hoạt động, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu được chăm sóc về sức khoẻ cơ thể, tinh thần của NCT. Đa số các cơ sở, ngoài việc nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, phòng ở, dinh dưỡng, môi trường thì về đời sống tinh thần cũng đã tổ chức và duy trì một số hoạt động như vui chơi giải trí khác: đọc báo, karaoke, văn nghệ, tập dưỡng sinh… Tổ chức sinh nhật định kỳ, tổ chức mitting kỷ niệm các ngày lễ lớn, các ngày lễ của ngành (với các cụ nghỉ hưu) hoặc phối hợp các hoạt động giao lưu tặng quà với các tổ chức, hội thiện nguyện, thanh niên sinh viên tình nguyện...Các trung tâm đều duy trì được các chế độ, giờ giấc sinh hoạt cho NCT khá tốt.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, các trung tâm tư nhân cũng đã xây dựng các gói dịch vụ khác nhau: chăm sóc nuôi dưỡng toàn phần, chăm sóc ngắn ngày, chăm sóc ban ngày hoặc nhận chăm sóc tại nhà.

Tuy vậy, điểm chưa thu hút được rộng rãi người sử dụng dịch vụ đó là giá cả. Trong bối cảnh phải tự đầu tư xây dựng, trả lương cho nhân viên ở mức độ phù hợp (từ 4 triệu đồng/tháng trở lên) và mặt bằng giá cả... nên chưa thể hạ giá thành sản phẩm.

Cũng từ những khó khăn này, một số cơ sở mới chỉ đầu tư được phần hạ tầng cơ bản cho nuôi dưỡng và chăm sóc NCT, diện tích còn chật hẹp chưa có khuôn viên đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí của NCT cũng như không gian thăm hỏi, trò chuyện khi có người nhà vào thăm. Hiện chỉ có cơ sở 2 của Trung tâm Thiên Đức (Sóc Sơn) đang xây dựng theo mô hình công viên nghỉ dưỡng.

Hơn nữa, mô hình nhà dưỡng lão / TTCSNCT tư nhân vẫn là mô hình tự phát, dù về chuyên môn các trung tâm này chịu sự quản lý của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố, nhưng cũng chưa có được hướng dẫn, quy định cụ thể về điều kiện, quy chuẩn nên việc quản lý, đầu tư, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc lại tách rời các hoạt động điều trị, nên sự kết nối trong điều trị, xử lý các tình trạng bất

thường về sức khỏe hoặc đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế cho NCT chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)