Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển lĩnh vực chăm sóc ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 107 - 115)

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung

3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển lĩnh vực chăm sóc ngườ

tuổi

Tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế về chăm sóc, hỗ trợ NCT ở trung tâm, cộng đồng, gia đình. Đồng thời, tiếp tục huy động sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ xây dựng các cơ sở chăm sóc NCT (vốn ODA hỗ trợ phát triển hệ thống cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực QLNN trong chăm sóc NCT; vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình chăm sóc NCT;…). Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăm sóc NCT. Tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương, song phương về dân số và chăm sóc NCT. Tranh thủ sự đồng thuận,

hỗ trợ về tài chính, tri thức, kinh nghiệm và kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội cần tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển các TTCSNCT. Từ đó, sẽ huy động được các doanh nghiệp nước ngoài mang công nghệ và nguồn lực tài chính đầu tư vào lĩnh vực này. Như vậy, sẽ giúp cho Hà Nội đa dạng được các cơ sở trợ giúp xã hội và phát triển dịch vụ an sinh xã hội cho NCT đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT vô cùng khó khăn và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến người NCT đang sử dụng dịch vụ tại các trung tâm này. Với những nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương 2 thì việc khắc phục điều đó luôn là vấn đề, là câu hỏi, là trọng trách mà mỗi nhà lãnh đạo cần giải quyết. Ở chương 3 này, tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề, những nguyên nhân đã nêu chương 2. Với các nhóm giải pháp này, luận văn hi vọng sẽ góp phần giúp cho hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội được hiệu quả hơn. Từ đó, thúc đẩy hoạt động của các trung tâm này phát triển hơn theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra.

KẾT LUẬN

Như vậy, ngoài việc chăm sóc NCT theo cách truyền thống, với trách nhiệm nặng nề của gia đình và mô hình Trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước, trong bối cảnh xã hội thay đổi và phát triển các loại hình dịch vụ, dịch vụ chăm sóc NCT ngày càng phát triển và đa dạng hơn ở các thể thức. Trong đó, chăm sóc NCT tập trung là một trong số các mô hình đang phát huy tác dụng và đáp ứng được nhu cầu của một nhóm các gia đình có điều kiện, ở đô thị.

Trong khi NCT đến với các TTCS sức khoẻ tập trung vẫn chủ yếu là những NCT yếu, hoặc bệnh tật, thậm chí là cô đơn mà gia đình khó có khả năng chăm sóc, có những bằng chứng cho thấy chức năng của các trung tâm này có xu hướng mở rộng. Đây có thể là nơi an dưỡng hoặc phục hồi chức năng cho NCT và thậm chí cả những lứa tuổi trẻ hơn. Rõ ràng, đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về vai trò và chức năng của các TTCStập trung này. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mới có khả năng tiếp cận các dịch vụ này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đế các gia đình có điều kiện kinh tế kém hơn cũng có thể tiếp cận dịch vụ khi họ có nhu cầu?

Có thể nói cả NCT và gia đình họ đều đánh giá cao chất lượng dịch vụ của các trung tâm. Tuy có sự phân cấp giữa các trung tâm, các gói dịch vụ nhưng nhìn chung nhiều NCT cảm thấy sức khoẻ được cải thiện hơn từ khi vào trung tâm. Chính chất lượng và hiệu quả chăm sóc của các trung tâm đã tạo ra sự yên tâm, tin tưởng của các gia đình đồng thời góp phần thay đổi quan niệm về vai trò của trung tâm và vai trò của gia đình trong chăm sóc NCT. Điều này mở ra cơ hội thay đổi các quan niệm phân công lao động truyền thống đối với việc chăm sóc NCT trong gia đình.

Trên thực tế, với xu hướng phát triển chung các dịch vụ xã hôi, trong đó có dịch vụ chăm sóc, sẽ ngày càng có nhiều cơ sở chăm sóc NCT ra đời,

đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội, ở khu vực đô thị cũng như vùng nông thôn, phù hợp với xu thế phát triển xã hội, góp phần giải quyết những khó khăn trong chăm sóc NCT trong các gia đình hiện nay.

Những ý kiến đánh giá của bản thân NCT sử dụng dịch vụ, những gia đình sử dụng hoặc chưa sử dụng dịch vụ này đều cho thấy sự khẳng định ý nghĩa tích cực của loại hình chăm sóc này. Nó đang góp phần tháo gỡ nhưng khó khăn của một nhóm gia đình, trong khi con cái có điều kiện kinh tế, không có thời gian chăm sóc nhưng còn băn khoăn về việc làm thế nào cho vẹn toàn, báo hiếu được cho cha mẹ.

Thực tế cũng là một minh chứng bác bỏ luồng ý kiến "gửi cha mẹ già vào các trung tâm nuôi dưỡng là bất hiếu, là bỏ mặc cha mẹ" bới chất lượng chăm sóc và sự an toàn của cha mẹ già; bởi mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và cha mẹ cao tuổi. Nhiều người con không có điều kiện thời gian chăm sóc trông nom cha mẹ hằng ngày, nhưng thăm viếng, liên hệ thường xuyên khi gửi cha mẹ vào các trung tâm nuôi dưỡng thì họ bảo đảm được.

Tóm lại, có thể nói các TTCSNCT đang đóng góp một phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề ASXH tại thành phố Hà Nội. Vì vậy, việc QLNN đối với các trung tâm này ngày càng quan trọng và cần thiết. Hoạt động QLNN có tốt sẽ kích thích hoạt động của các trung tâm này phát triển và ngược lại./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Nguyên Anh, Trịnh Duy Luân (2014), Báo cáo rà soát, phân tích hệ thống chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi hiện nay.

2. Bộ LĐ–TB&XH, Hội dạy nghề Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV (2012), Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ LĐ-TB&XH- Cục Bảo Trợ Xã Hội (2014), Công tác xã hội với người cao tuổi.

4. Bộ Y tế, Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011–2020, ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ-BYT, ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Chính phủ (2017), Nghị định số: 103/2017/NĐ-CP về việc quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, http://vanban.chinhphu.vn

6. Bùi Thế Cường (1992), Người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, tạp chí XHH, số 2

7. Mai Ngọc Cường (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2020, NXB Chính trị Quốc Gia.

8. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên -1997), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Thực trạng và định hướng phát triển, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Đào Văn Dũng (2012), Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, NXB Chính trị quốc gia.

11. Đàm Hữu Đắc (2009), Chính sách phúc lợi xã hội và chăm sóc người cao tuổi, NXB Báo khoa học Hà Nội.

12. Đàm Hữu Đắc (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Đàm Hữu Đắc (2014), Phát triển hệ thống an sinh xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước, Tạp chí Lao động và xã hội, ngày 28/3/2014, http://tcldxh.vn.

14. Mai Tuyết Hạnh (2012), Một vài nét về an sinh xã hội của người cao tuổi Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm Quốc tế và An sinh xã hội và Công tác xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Mai Tuyết Hạnh (2016), Đời sống của người cao tuổi Việt nam trong

giai đoạn già hóa dân số, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn.

16. Mai Tuyết Hạnh (2016), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội thảo“ Chăm sóc sức khỏe: Những vấn đề xã hội học và công tác xã hội”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

17. Mai Tuyết Hạnh (2016), Sự hài lòng của Người cao tuổi khi sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế bằng thẻ BHYT tại Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo“ Chăm sóc sức khỏe: Những vấn đề xã hội học và công tác xã hội”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Mai Tuyết Hạnh (2016), Trợ giúp xã hội thường xuyên cho người cao tuổi Hà Nội, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn số tháng 12 năm 2016.

19. Trần Xuân Hiếu, Dương Hoàng Trung, Nhà dưỡng lão - Loại hình nhà ở "đặc biệt" - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 10/2013

20. Học viện Hành chính Quốc gia (1999), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập I.

21. Nguyễn Thế Huệ (2010), Thực trạng đời sống của NCT từ 80 trở lên,

22. Hoàng Mộc Lan (2013), Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, đăng ngày 09/7/2013 tại http://suckhoesinhsan.org.

23. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1995), C.Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, tập 23.

24. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), tập II.

25. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

26. Nam Phương (2011), Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh nhất thế giới, http://giadinh.vnexpress.net.

27. Quốc hội (2009), Luật người cao tuổi, Hà Nội

28. Quốc hội (2013), Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

29. Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”, http://vietnam.unfpa.org.

30. Quỹ dân số Liên hợp quốc và tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (2012), Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và thách thức”, https://www.unfpa.org.

31. Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc NCT thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Quỹ dân số Liên hợp quốc và Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y Tế, Hà Nội.

32. Tổng cục thống kê, Dự báo dân số Việt Nam năm 2009 -2049.

33. Dương Quốc Trọng (2011), Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và tiến tới già hóa chủ động, Báo Gia đình và xã hội, ngày 23/11/2011, http://giadinh.net.vn.

34. Ủy ban kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc (1995), Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

35. Ủy ban thưởng vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh người cao tuổi, Hà Nội. 36. Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em, Viện nghiên cứu Truyền thống và

phát triển (2008-2009), Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi Việt Nam.

37. Vụ gia đình – Bộ văn hoá thể thao và du lịch (2010), Gia đình với người cao tuổi, NXB Văn hoá thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)