1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về quản lý nhà nƣớc
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế
* Nhật Bản:
Hệ thống chăm sóc xã hội và y tế của Nhật dựa trên hệ thống bảo hiểm bắt buộc kết hợp với tư nhân hóa. Mô hình thường được gọi là nhà nước phúc lợi (Welfare State) không phát triển đầy đủ ở Nhật Bản như ở các nước Bắc Âu. Năm 1986, Bộ Y tế và Phúc lợi đã thay đổi chính sách phúc lợi từ việc mục đích xây dựng nhà nước phúc lợi sang xã hội phúc lợi bởi vì xu hướng tư nhân hóa và sự thất bại của chính phủ. Những người hưởng lợi của hệ thống phúc lợi mới này bao gồm: những người tham gia bảo hiểm, chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ.
Với sự gia tăng của tốc độ già hóa dân số, nhiều chính phủ đã thành lập và hỗ trợ cho các nhà dưỡng lão, các TTCSNCT (Nursing home) – một thiết chế về chăm sóc ngày nay gắn liên với khái niệm chăm sóc lâu dài (long-term care).
- Các cơ sở dưỡng lão (Nursing facilities, giống nursing homes): là những cơ sở ở khu dân cư được các cơ quan thẩm quyền của nhà nước cấp phép. Những cơ sở này thường cung cấp phòng và bữa ăn, dịch vụ chăm sóc và một số dịch vụ trị liệu. Hệ thống chăm sóc lâu dài trước đây của Nhật Bản nhằm vào những người có thu nhập thấp bằng việc cung cấp cho họ những dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp. Đến giữa những năm 1990 chính phủ nhận ra rằng việc lấy bệnh viện làm trung tâm của việc chăm sóc NCT không còn bền vững và một hệ thống chăm sóc xã hội tập trung là cần thiết. Kết quả
là sau đó Nhật Bản đã có hệ thống chăm sóc lâu dài, toàn diện, phổ cập dựa trên những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội. Hệ thống này được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế, dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người không phân biệt mức thu nhập, mức sống, bao gồm những dịch vụ sau:
- Chăm sóc tại nhà: trợ giúp tại nhà, dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng tận nhà, dịch vụ hỗ trợ việc tắm gội và chữa trị phục hồi được cung cấp đến tận nhà người sử dụng
- Chăm sóc tạm thời (Respite care): chăm sóc ban ngày, dịch vụ chăm sóc y tế ban ngày, dịch vụ nuôi dưỡng ngắn hạn (Short stay).
- Cơ sở chăm sóc dịch vụ: nhà dưỡng lão, dịch vụ chữa trị phục hồi, bảo trợ NCT.
Một nửa số các dịch vụ chăm sóc NCT này được bao gồm trong bảo hiểm chăm sóc lâu dài được chính phủ thực hiện song song với hệ thống y tế từ năm 2000. Loại hình Bảo hiểm này dành cho những người trên 65 tuổi và những người có bệnh liên quan đến tuổi già từ trên 40 tuổi. Loại hình bảo hiểm này nhằm đảm bảo tính độc lập của những người lớn tuổi có bệnh tật và giảm bớt gánh nặng của dịch vụ y tế, thúc đẩy sự tham gia của các nhà cung cấp từ thị trường. Tuy nhiên, mô hình này gặp phải những thách thức về tính bền vững dưới áp lực tài chính và mức độ phổ cập dịch vụ đến mọi người. Nhật Bản đã tạo được một thị trường rộng mở và đa dạng nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụng các quỹ, lựa chọn cá nhân và các biện pháp khuyến khích về tài chính đối với phía cung. Sự hạn chế số lượng nhà dưỡng lão của nhà nước cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nhu cầu về dịch vụ chăm sóc tại nhà và sự quá tải ở các bệnh viện có thể cũng là kết quả của việc không có đủ các cơ sở chăm sóc riêng biệt đối với NCT. Nhật Bản cũng rất chú trọng đến chất lượng các cơ sở chăm sóc lâu dài đối với
* Thái Lan:
Các dịch vụ chăm sóc cho NCT ở Thái Lan bao gồm:
Chăm sóc của gia đình: Hầu hết NCT ở Thái Lan đều sống chung với con cái hoặc gần nơi ở của con cái, trong cùng cộng đồng. Theo truyền thống của nước này thì NCT vẫn dựa vào sự chăm sóc và hỗ trợ của con cái khi về già. Vì thế, định hướng chính sách trong Kế hoạch quốc gia chăm sóc lâu dài cho NCT vẫn là nhấn mạnh vào các dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Hầu hết các dịch vụ cộng đồng cho NCT và người khuyết tật không mang tính dài hạn và không thường xuyên, chỉ trong các trường hợp có đề nghị hoặc cấp cứu.
Các TTCS ban ngày: Các trung tâm này chủ yếu cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị phục hồi chức năng kiểu bán trú, do Cơ quan Phúc lợi Xã hội quản lý và điều hành. Hầu hết các trung tâm này đều gắn với các cơ sở chăm sóc tại nơi ở, chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ cho một số lượng hạn chế NCT sống trong cộng đồng đó, cách khoảng 5-10km. Trung tâm loại này cũng có các dịch vụ khám bệnh, điều trị, tư vấn, các hoạt động vui chơi giải trí và điều trị tại nhà khi cần.
Các TTCS chính thức: Đó là các trung tâm hoạt động như các doanh nghiệp. Các cơ sở này tập hợp nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc cho NCT và trẻ em tại các gia đình. Những người đó chủ yếu là phụ nữ, có thể được đào tạo tại các bệnh viện tư nhân, các nhà dưỡng lão, trung tâm giáo dục phi chính thức và các cơ sở đào tạo. Sau khi tham gia các chương trình đào tạo như vậy, một số người sẽ làm việc ở các bệnh viện, nhà dưỡng lão còn phần lớn đi làm công việc chăm sóc tại gia đình cho NCT. Trung tâm chỉ đóng vai trò của người môi giới giữa gia đình và người chăm sóc. Hoạt động này vẫn chưa có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn đào tạo và thực hành, thời hạn không có quy định cụ thể, người chăm sóc có thể nhận làm việc trong 1 tuần hoặc hàng năm.
Các dịch vụ y tế từ xa: Do nhận thức về nhu cầu chăm sóc NCT tại cộng đồng ngày càng tăng, các dịch vụ chăm sóc sau khi ra viện do các bệnh viện công cung cấp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn mới chỉ ở quy mô nhỏ và hầu như chỉ đối với người tuổi rất cao, không mang tính lâu dài.
Nhà cộng đồng (residential homes): Nhà cộng đồng dành cho NCT là dịch vụ phổ biến được cung cấp bởi cả chính phủ và khu vực phi chính phủ. Trung tâm NCT (Home for Older Persons) đầu tiên được thành lập năm 1956 nhằm giúp những người nghèo và không có nhà cửa. Tiêu chí để được đưa đến ở Trung tâm NCT là không có nhà cửa, không có người thân, neo đơn hoặc bị ngược đãi khi sống cùng gia đình, NCT có bệnh tật khó đi lại. Các dịch vụ cung cấp bao gồm: nơi ở, thức ăn, quần áo, một số sản phẩm tiêu dùng khác cần thiết, các hoạt động tôn giáo, tập luyện cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng, các hoạt động vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, tang ma theo nghi lễ truyền thống. Đối với những người bệnh tật không thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày sẽ có người hỗ trợ và được các chăm sóc cơ bản khác.
Nhà dưỡng lão (nursing homes): Các cơ sở này nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phục hồi cho NCT sau khi điều trị các bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính. Những NCT sau khi ra viện được đưa đến các nhà dưỡng lão nhằm tránh cho các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải hoặc để giảm chi phí nằm viện đắt đỏ. Ngoài ra, cũng do các gia đình giờ đây không còn khả năng đảm nhiệm tốt việc chăm sóc, vì vậy, các nhà dưỡng lão phát triển, đặc biệt ở các khu vực đô thị. Hầu hết các nhà dưỡng lão ở Thái Lan cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị phục hồi trong thời gian không quá dài. Một số nhà dưỡng lão có người nhân viên chăm sóc đã qua đào tạo đến chăm sóc ở gia đình đối với những người bị bệnh nặng vẫn ở cùng gia đình. Hầu hết các nhà dưỡng lão đều do tư nhân điều hành và tổ chức nhằm vào các gia đình có điều kiện kinh tế trung bình trở lên.
Sau khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 1997, một xu hướng chăm sóc khác xuất hiện là chăm sóc tại bệnh viện. Do khủng hoảng kinh tế, một số tư nhân bệnh viện gặp khó khăn, họ đã phát triển mô hình chăm sóc những NCT bị bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính tại bệnh viện, dành cho tầng lớp trung lưu hoặc giàu có. Vì thế, một số bệnh viện tư nhân trở thành các cơ sở chăm sóc lâu dài với mức phí cố định cho việc nằm viện, cán bộ chăm sóc đã qua đào tạo, trang thiết bị tương đối tốt là mô hình hấp dẫn đối với những gia đình muốn tìm dịch vụ chăm sóc chất lượng cao.
* Hà Lan:
Trước đây, việc chăm sóc cho người nghèo, NCT hoặc bệnh tật chủ yếu được các tổ chức từ thiện, nhà thờ và các cá nhân giàu có thực hiện. Kể từ năm 1947, và việc này được coi là một thành tựu rất quan trọng và quý giá, tất cả người Hà Lan đến 65 tuổi (nam và nữ) đều được nhận tiền trợ cấp nhà nước của Chính phủ, được gọi là AOW (Đạo luật trợ cấp chung cho NCT).
Trong một thời gian dài, chính phủ chăm sóc công dân của mình 'từ cái nôi đến ngôi mộ‟. Tuy nhiên, tính bền vững của hệ thống phúc lợi và chăm sóc xã hội Hà Lan đang bị đe dọa. Quy mô gia đình và tỷ lệ sinh giảm, hiện tượng già hoá dân số, kết hợp với cơn „khủng hoảng‟ kinh tế đã hủy hoại tính bền vững của đời sống và tài chính công dành cho hệ thống phúc lợi và y tế xã hội.
Trong số hơn 2,6 triệu người trên 65 tuổi ở Hà Lan, 6% sống trong các nhà chăm sóc hoặc điều dưỡng (độ tuổi trung bình là 85, phụ nữ chiếm 77%). Ở Hà Lan có khoảng 1.700 nhà chăm sóc và điều dưỡng do nhà nước tài trợ. Dự kiến nhu cầu đối với các cơ sở chăm sóc và điều dưỡng sẽ tăng lên đến năm 2030 là hệ quả của sự già hóa dân số và gia tăng số người bị bệnh mất trí nhớ. Nhiều NCT thích sống trong nhà riêng của họ và nhận sự hỗ trợ của các cơ sở chăm sóc tại nhà. Nghiên cứu cho thấy 30% NCT ở các nhà chăm sóc và điều dưỡng cảm thấy cô đơn. Gia đình và bạn bè không còn thăm nom họ nữa vì nhiều lý do. Nhiều người không có được không khí trong lành vì không có ai
đẩy xe lăn. Điều này cho thấy áp lực công việc của những người chăm sóc chuyên nghiệp. Nhiều nhà dưỡng lão đã hình thành một nhóm các tình nguyện viên để thực hiện các hoạt động bổ sung và đưa NCT ra ngoài đi dạo.
Xu hướng gần đây là nhà chăm sóc và điều dưỡng cho NCT do nhà nước tài trợ đều đóng cửa, và hình thức chăm sóc tại nhà do những người chăm sóc không chuyên, như gia đình, hàng xóm và tình nguyện viên khác, được tuyên truyền khuyến khích hơn.