2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm
2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội
Trong điều kiện già hóa dân số ở nước ta tăng nhanh, nhiều vấn đề cần được quan tâm trong lĩnh vực chăm sóc, phát huy vai trò NCT; nâng cao chất lượng sống về vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe NCT.
Đầu tư và phát huy nguồn lực xã hội trong công tác chăm sóc NCT là phải huy động được các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia. Việc thu hút đầu tư và phát huy nguồn lực xã hội chăm sóc NCT phải tuân thủ quy định của chính sách pháp luật, công tác quản lý của Nhà nước; quan tâm xây dựng nguồn lực cả về cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ làm công tác chăm sóc NCT, đồng thời xây dựng được các trung tâm, thiết chế chăm sóc NCT phù hợp với từng vùng, địa phương, cơ sở.
Thuận lợi hiện nay là pháp luật, chế độ chính sách về NCT được Nhà nước ban hành tương đối đồng bộ; nhận thức xã hội, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền với NCT được nâng lên; nhiều địa phương, cơ sở có kinh nghiệm và cách làm tốt. Tuy nhiên, nhiều khó khăn mới xuất hiện khi phải ứng phó với tốc độ già hóa dân số tăng nhanh; vẫn còn một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm theo pháp luật đối với NCT, thiếu quan tâm chỉ đạo cụ thể. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển các mô hình chăm sóc NCT và công tác chăm sóc NCT còn hạn chế. Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều vận động, huy động xã hội trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tuy nhiên kết quả xây dựng nguồn lực về tài chính hạn chế.
Các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở chăm sóc NCT còn ít và khó tiếp cận.
Nhằm phát huy được tối đa nguồn lực xã hội trong công tác chăm sóc người cao tuổi, thành phố Hà Nội nên tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về các các hoạt động chăm sóc người cao tuổi cùng với các mô hình chăm sóc người cao tuổi, triển khai hiệu quả Chương trình Hành động Quốc gia về NCT và "Tháng hành động vì NCT". Tích cực tham gia nghiên cứu, tổng kết, đề xuất các mô hình, cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phụng dưỡng, chăm sóc NCT có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa, thông qua các loại hình: Nhà xã hội, các TTCSNCT; chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình, tại cộng đồng; mạng lưới tình nguyện viên…. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình phối hợp với các Bộ, ngành về chăm sóc, phát huy vai trò NCT. Đồng thời, cần xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ, nhân viên làm công tác QLNN về lĩnh vực này từ đó sẽ có một đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ cao giúp cho công tác QLNN được vận hành trơn tru, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, cũng cần quan tâm đến nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác chăm sóc người cao tuổi, thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng, tay nghề cho đội ngũ này từ đó giúp các trung tâm này đảm bảo về chất lượng dịch vụ chăm sóc NCT theo mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi (ODA, NGO, IDA) từ đó sẽ giúp thành phố Hà Nội phát huy tối đa nguồn lực xã hội trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội.
Nhìn chung, trong thời gian vừa qua thành phố Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực trong xã hội đề đầu tư xây dựng các
cơ sở chăm sóc NCT. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào lĩnh vực này, một phần là đây là một lĩnh vực mới, thu lợi nhuận không cao trong khi phải đầu tư nhiều, cơ hội rủi ro lớn. Vì vậy, thành phố Hà Nội cần có nhiều biện pháp hơn nữa để khuyến khích huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này, từ đó giúp cho thành phố phát triển bền vững, có một hệ thống ASXH tốt dành cho NCT.