2.1. Khái quát chung về các đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cƣ của
2.1.1. Đặc điểm kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Than…đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Sài Gòn và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà… cũng dần phục hồi và phát triển.
Năm 2014, kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2014 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm.
Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nước). Hà Nội còn là thủ đô có nhiều trâu bò nhất cả nước, là địa phương có đàn gia súc, gia cầm gồm gần 200.000 con trâu, bò; 1,53 triệu con lợn và khoảng 18,2 triệu con gia cầm, sản lượng thịt hơi hằng năm đạt 225.566 tấn, với diện tích mặt nước 30 nghìn hécta, đã đưa vào sử dụng 20 nghìn hécta
nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Trì.
Đặc biệt, với các giải pháp thu ngân sách nhà nước được thực hiện đồng bộ, kết quả năm 2014 của Thủ đô ước đạt 130,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,1% dự toán; chi ngân sách địa phương ước đạt 52,5 nghìn tỷ đồng (bao gồm 3 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô). Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 5,34%.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội năm 2015. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8 - 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%; GRDP bình quân đầu người: 75 - 77 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn: 11 - 12%; Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,7‰; Giám tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%; Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 8 đơn vị; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 0,2%; Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa": 85%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Số xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm 2015 có 155 xã); Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%.
Năm 2018, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển toàn diện, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,65% (theo cách tính mới là 7,37%) và duy trì năm sau tăng hơn năm trước (năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 8,48%). GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 4.080USD/người, gấp 1,12 lần năm 2015. Tổng thu ngân sách của thành phố năm 2018 ước đạt 238,8 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (tăng 12,6% so với cùng kỳ). Chi ngân sách được thực hiện đúng quy định, tiếp tục tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển. Năm 2018, tỷ trọng chi
thường xuyên giảm còn 50,8%.Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, là năm đầu tiên đứng đầu cả nước. Kết quả 3 năm 2016-2018, thành phố thu hút được gần 13,25 tỷ USD, bằng 2,12 lần của cả giai đoạn 2011-2015 và bằng 48,6% của giai đoạn 1986-2015. Đáng chú ý, ngành du lịch Thủ đô tiếp tục được tập trung phát triển, khách quốc tế đến Hà Nội đạt 5,74 triệu lượt, tăng 16%, về đích trước hai năm chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế (mục tiêu là 5,7 triệu lượt vào năm 2020).
Với các chỉ số phát triển kinh tế vượt bậc như hiện nay Hà Nội đã và đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc NCT khi già hoá dân số là thách thức chung của toàn thế giới hiện nay. Kinh tế phát triển kéo theo đó là thu nhập của người lao động sẽ được tăng cao từ sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc. Điều này sẽ giúp cho Hà Nội có một đội ngũ nhân lực có trình độ quản lý, có kinh nghiệm làm việc. Đồng thời với tiềm lực kinh tế phát triển mạnh Hà Nội sẽ có nhiều chính sách mở cũng như sẽ đầu tư nhiều cho vấn đề ASXH nói chung và đầu tư cho các cơ sở chăm sóc NCT nói riêng theo định hướng phát triển chung của xã hội. Điều này sẽ giúp hoạt động QLNN với các TTCSNCT được đảm bảo hơn, hiệu quả hơn