1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về quản lý nhà nƣớc
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ở Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, ngoài mô hình Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dưỡng miễn phí cho các cụ già cô đơn, không nơi nương tựa, hoặc các cơ sở chăm sóc, an dưỡng NCT có công của Nhà nước, đối tượng chính sách xã hội, đã xuất hiện các mô hình chăm sóc khác: mái ấm thiện nguyện, chăm sóc tại cộng đồng, cơ sở dịch vụ chăm sóc, một số mô hình thực hiện theo Dự án can thiệp mang tính thử nghiệm, đặc biệt là sự xuất hiện của các TTCSNCT do tư nhân đứng ra thành lập bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích cho xã hội giúp Nhà nước giảm bớt áp lực và chi phí đầu tư cho chăm sóc NCT. Việc mở rộng các mô hình chăm sóc, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư xã hội trong chăm sóc NCT là một hướng đi đúng, bổ sung cho những thiếu hụt, chia sẻ gánh nặng về chăm sóc từ phía Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của NCT và gia đình họ.
Tuy nhiên, những chính sách, cơ chế quản lý cần làm thế nào để gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ để các mô hình này có điều kiện duy trì hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lượng chăm sóc lại là vấn đề cần được quan tâm, tháo gỡ. Dựa trên dự báo về xu hướng già hoá dân số mà Chính phủ cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn như chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ vay vốn, giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo các chính sách này thật sự hữu ích hỗ trợ an sinh cho người cao tuổi.
Hiện nay, Việt Nam ta đang trên đà già hoá rất nhanh vượt qua các nước đang phát triển và tương đương với các nước phát triển, với tình hình như hiện nay chắc chắn tỉ lệ này sẽ còn vượt lên rất nhiều trong tương lai. Trên cơ sở dự báo về xu thế già hoá dân số ở nước ta, nhà nước cần đầu tư thêm nhiều nguồn lực tài chính cho lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp nhằm khuyến khích tất cả nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư xây dựng các TTCSNCT từ đó giảm áp lực tài chính cũng như các vấn đề ASXH cho nhà nước. Đồng thời, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nâng cao hiệu quả quản lý, cùng với việc hỗ trợ các trung tâm trong việc phổ biến các chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ các trung tâm này trong việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực chăm sóc NCT nhằm đảm bảo các trung tâm này hoạt động tốt, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội đặc biệt và vấn đề an sinh cho NCT.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chăm sóc NCT trong gia đình và ngoài cộng đồng, xã hội đang là vấn đề được quan tâm rộng rãi. Có nhiều hình thức chăm sóc NCT và các tổ chức xã hội ngày càng tham gia nhiều hơn, trong đó có mô hình TTCSNCT do tư nhân đứng ra thành lập. Điều này vừa góp phần thực hiện Luật về NCT, vừa xã hội hóa công tác chăm sóc NCT và giảm đi các áp lực về vai trò chăm sóc ở một số gia đình, phù hợp với tình hình xã hội mới.
Mặc dù hiện tại các TTCSNCT còn thiếu cả về quy mô lẫn số lượng. Tuy nhiên, qua thực tế các nước phát triển có thể thấy mô hình này sẽ là xu thế phát triển chung, giúp nhà nước giảm bớt phần gánh nặng trong công tác chăm sóc NCT. Vì vậy, hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT này sẽ vô cùng quan trọng. Nếu chuẩn bị tốt sẽ giúp Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chủ động hơn trong mọi tình huống, từ đó có thể phát triển rộng rãi mô hình này ra toàn xã hội.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN