Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung

3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT nói riêng. Ở Hà Nội hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và đội ngũ lao động lành nghề còn hạn chế. Vì thế, để nâng cao công tác QLNN đối với các TTCSNCT, Hà Nội cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trong đó bao gồm: đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với các TTCSNCT và lực lượng lao động đang và sẽ làm việc cho các trung tâm này).

Để đảm bảo nâng cao hiệu quả QLNN đối với các TTCSNCT thì đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xã hội nói chung và QLNN đối với các TTCSNCT nói riêng đáp ứng yêu cầu và việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy QLNN.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn của ngạch, bậc, chức danh cán bộ QLNN đối với các TTCSNCT. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm trang bị cho đội ngũ này những kiến thức mới về tình hình các chính sách, các mô hình QLNN đối với các TTCSNCT trên thế giới và thành phố Hà Nội.

Có những biện pháp nhằm kiện toàn tổ chức, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đảm bảo có đủ năng lực để thực hiện công tác giảng dạy thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu mới. Đặc biệt chú trọng xây dựng các trường bồi dưỡng cán bộ, công chức về kiến thức QLNN ở các địa phương; đầu tư ngân sách kinh phí đào tạo, bồi dưỡng một cách có hiệu quả; phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia mở các lớp đào tạo chuyên đề về QLNN đối với các TTCSNCT và gửi các cán bộ trong diện quy hoạch ở các địa phương về công tác QLNN đối với các TTCSNCT đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo này.

Như vậy, chú ý nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với các TTCSNCT cũng là một giải pháp nhằm phát triển loại hình dịch vụ ở nước ta. Bởi năng lực của đội ngũ này có ảnh hưởng rất nhiêu đến tâm lý của các nhà đầu tư về lĩnh vực chăm sóc NCT trong và ngoài nước. Nếu đội ngũ này vừa thông thạo ngoại ngữ vừa giỏi chuyên môn, lại am hiểu tường tận pháp luật về chăm sóc NCT của Việt Nam và thế giới thì việc phát triển loại hình này nhằm giảm tải áp lực cho nhà nước sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, cần đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, mạng lưới cộng tác viên làm công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho NCT theo các nội dung: đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp NCT; hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và trong xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc NCT; tăng cường tập huấn cho các gia đình có NCT về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCT;...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)