2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm
2.4.1. Kết quả đạt được
- Những chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và nhà nước đối với công tác chăm sóc NCT, đã tạo được hành lang pháp lý thông thoáng khuyến khích được sự tham gia của toàn xã hội chung tay vào công tác xây dựng hệ thống chăm sóc NCT góp phần đảm bảo hệ thống ASXH cho Thành phố.
- Hệ thống trợ giúp xã hội dành cho NCT của thành phố Hà Nội được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, công tác chăm sóc phát huy vai trò NCT được chú trọng đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước. Nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc NCT góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT của Thành phố Hà Nội.
- Các cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang hoạt động hiệu quả, ngày càng thu hút được NCT, người khuyết tật và việt kiều hồi hương vào sống tại trung tâm. Các trung tâm đã tạo được môi trường thân thiện, hoạt động chuyên nghiệp, có hiệu quả, cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, thu hút NCT và gia đình của họ tin tưởng vào dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. NCT ở đây được chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng...
- Một số các gia đình đã tin tưởng và lựa chọn các TTCSNCT để gửi người thân với mong muốn được cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt, xóa bỏ phần nào quan niệm cho rằng: "Con cái đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão là bất hiếu".
- TTCSNCT ngoài công lập còn là nơi để đào tạo thực hành, rèn luyện kỹ năng cho các y tá, điều dưỡng làm công tác chăm sóc NCT, người khuyết tật, tạo nguồn nhân lực có chất lượng để xuất khẩu lao động. Hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, chia sẻ, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc NCT và đặc biệt là nơi tạo việc làm, thu hút nhân lực tại địa phương, tiêu thụ các sản phẩm, thực phẩm, rau củ quả sạch cho các hộ sản xuất trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo ASXH.