Hoạt động quản lý, cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm

2.3.2. Hoạt động quản lý, cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm

sóc người cao tuổi

Đối với việc quản lý, cấp phép, từ những năm 2010 trở về trước, các TTCSNCT do các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng ra đời nhưng chưa có một cơ quan quản lý nào đứng ra cấp phép, kiểm tra. Việc cấp phép đa phần do ủy ban nhân dân sở tại ra quyết định nhưng cũng không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể.

Khi Pháp lệnh NCT được đi vào đời sống năm 2000, Nhà nước ta đã vô cùng quan tâm đến các vấn đề ASXH dành cho NCT. Cụ thể Điều 21 Pháp lệnh NCT có quy định: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân bằng nguồn kinh phí của mình đóng góp, đầu tư xây dựng nhà dưỡng lão, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh cho NCT và các hình thức tự nguyện khác giúp đỡ NCT ở cộng đồng dân cư, cơ sở bảo trợ xã hội.” Đến ngày 30/05/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số

81/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thực tế thủ tục xin giấy phép hoạt động với loại hình dịch vụ này còn nhiều khó khăn.

Theo Bà L – Quản lý TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức chia sẻ: “Tháng 04 năm 2000 khu chăm sóc NCT Minh Khai, Từ Liêm đã ra đời là cơ sở bán công, dưới tư cách pháp nhân là cơ sở của Trung tâm Bác sĩ gia đình, tiền thân của TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức, vì thời điểm đó hoạt động chăm sóc NCT cho tư nhân chưa được cấp phép. Ba năm đầu trung tâm không có một cụ vào sử dụng dịch vụ vì thời điểm đó quan điểm “Đưa cha mẹ vào các cơ sở dưỡng lão là bất hiếu” và với quan niệm của NCT chỉ có những người không có gia đình, không con cái, vô gia cư mới vào nhà dưỡng lão. Thời điểm đó chúng tôi hoạt động vô cùng khó khăn, không có văn bản hướng dẫn, không có một chính sách hỗ trợ đến từ nhà nước. Từ khi Luật NCT năm 2010 ra đời, tháng 1/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NCT, trong đó quy định cơ quan cấp phép và quản lý các TTCSNCT là các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Đến năm 2012, Trung tâm chính thức được Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc NCT.”

Đây là khó khăn chung với các dự án xây dựng TTCSNCT khi các văn bản QLNN và tổ chức bộ máy QLNN về lĩnh vực này còn sơ sài, thiếu kinh nghiệm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ngày ngày 12 tháng 9 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2017/NĐ - CP nhằm thay

thế Nghị định số 68/2008/NĐ - CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó quy định rõ thủ tục thành lập các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập và thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thuộc về:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.

- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.

Đồng thời cũng quy định rõ các điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp xã hội: Về diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.

Về diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho NCT, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Về cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ nhân viên chăm sóc Thông tư hướng số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2017/NĐ - CP về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội cũng nêu rõ:

Về cơ cấu tổ chức:

- Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc. - Cơ cấu tổ chức

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập căn cứ vào nhiệm vụ, quy mô, số lượng đối tượng phục vụ và số lượng công chức, viên chức và người lao động để quy định cơ cấu tổ chức thành các phòng, khoa hoặc bộ phận cho phù hợp, bảo đảm không làm tăng số phòng hiện có, không làm tăng số lượng người làm việc hiện có của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau:

+ Hành chính - Tổng hợp;

+ Công tác xã hội và phát triển cộng đồng; + Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn;

+ Y tế - Phục hồi chức năng;

+ Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Về định mức cán bộ nhân viên:

- Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.

- Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc. - Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.

- Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.

- Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.

- Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý. - Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:

+ Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+ Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.

+ Nhân viên chăm sóc NCT: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 NCT còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 NCT không tự phục vụ được.

+ Nhân viên chăm sóc người tâm thần: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định.

+ Nhân viên chăm sóc người lang thang: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương).

+ Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.

+ Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.

+ Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.

+ Vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính - tổng hợp, quản trị, thủ quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.

Mặc dù đã quy định rất rõ về thủ tục và các quy định đủ điều kiện thành lập các cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, khi cấp phép mở các trung tâm dịch vụ, cơ quan thẩm quyền đều quy định „không bao gồm điều trị‟ nên khó khăn cho việc kết nối chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật và phục hồi chức năng với bảo hiểm y tế. Trên thực tế, rất khó tách bạch giữa chăm sóc sức khỏe và điều trị, nhất là một số bệnh ở mức độ chưa nặng, vì đa số NCT vào sử dụng dịch vụ có sức khỏe yếu, bệnh tật. Mỗi khi cần khám, điều trị, các cơ sở lại phải phối hợp với gia đình để tìm phương thức giải quyết. Một số cụ cũng băn khoăn khi vào ở đây thì khó tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế. Sử dụng thì phức tạp, không sử dụng thì lãng phí, nếu chưa đến mức phải điều trị lâu tại bệnh viện.

Hiện nay, thực hiện hoá chủ chương của Đảng và nhà nước về lĩnh vực này ngoài 10 TTCSNCT đã nêu ở mục 2.2 của luận văn này thì, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận địa điểm, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 04 dự án có chăm sóc NCT như:

+ Trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ NCT nhân đạo Thịnh Phúc (thôn Tương Chúc - xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì). Quy mô: 150 NCT, tổng mức đầu tư dự kiến: 11 tỷ đồng.

+ TTCSNCT Ngọc Hà (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn). Quy mô: 500 NCT, tổng mức đầu tư dự kiến: 100 tỷ đồng.

+ TTCS sức khỏe NCT Hoa Sen (tổ dân phố Hòe Thị, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm). Quy mô: 350 NCT, tổng mức đầu tư dự kiến: 265 tỷ đồng.

+ Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc NCT Hà Nội thuộc dự án Tổ hợp Sơn Hà (xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Quy mô: 400 NCT, tổng mức đầu tư dự kiến: 103 tỷ đồng.

Đây có thể nói là một nỗ lực không hề nhỏ của Đảng và nhà nước nói chung, UBND thành phố Hà Nội nói riêng trong việc cụ thể hoá các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về việc QLNN đối với các TTCSNCT. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý và cấp phép đối với các loại hình này dễ dàng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, giúp các cơ sở này phát triển nhiều hơn nữa cả về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)