3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung
3.3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, trách nhiệm Thủ
các cơ quan
Đội ngũ cán bộ chủ chốt là những người có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định để tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với các TTCSNCT, cán bộ chủ chốt còn là cầu nối giữa tổ chức Đảng với quần chúng, chủ doanh nghiệp, người lao động; họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định quản lý của đơn vị; đồng thời nắm tình hình thực tiễn ở đơn vị để đề ra các giải pháp, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong đơn vị phải thực sự là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở vì nhiệm vụ chung của đơn vị. Là
những người thể hiện rõ vai trò cá nhân, có uy tín, được tập thể tin cậy; đồng thời đội ngũ cán bộ chủ chốt có vai trò tạo ra môi trường công tác dân chủ, công khai, minh bạch để đảng viên, quần chúng cùng thi đua thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT, cán bộ chủ chốt phải là người gương mẫu trong việc chấp hành các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là tấm gương về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm với công việc; cán bộ chủ chốt còn phải biết tôn trọng, động viên, phát triển và sử dụng sức mạnh, trí tuệ tập thể vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Các cấp ủy Đảng phải thể hiện vai trò thực sự trong lãnh đạo công tác cán bộ, trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ; cấp ủy phải lãnh đạo việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ; đảm bảo công tác cán bộ có chất lượng, có tính kế thừa; từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo lành nghề, thạo việc và chuyên nghiệp; xem xét có giải pháp sắp xếp đối với cán bộ nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế tình trạng một bộ phận cán bộ, cơ hội, trì trệ, dựa dẫm, chậm đổi mới.
Trong công tác bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện nghiêm túc các quy trình, đúng tiêu chuẩn, đúng quy hoạch; cách thức tiến hành thật sự minh bạch, khách quan, công tâm, luôn đặt lợi ích doanh nghiệp làm mục tiêu quan trọng nhất khi bổ nhiệm cán bộ.
Cần hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ: Để tránh đánh giá cán bộ theo cảm tính, cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể. Cán bộ phải đánh giá một cách toàn diện, có quá trình, chủ yếu thông qua thực tiễn công việc mà cán bộ được giao, phải lấy kết quả công việc làm thước đo chính để đánh giá cán bộ.
Hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng dịch vụ chăm sóc NCT tại các TTCSNCT còn khá mới mẻ, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật để quản lý loại hình dịch vụ này còn hạn chế, chưa rõ ràng. Việc nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành về NCT, phát huy vai trò của các TTCSNCT còn chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân chưa sâu rộng; một số lãnh đạo địa phương còn chưa quan tâm đầy đủ việc bố trí kinh phí cho tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc NCT; năng lực cán bộ ở một số địa phương còn bất cập. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt phải có năng lực tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm và nhận thức rõ ràng hơn về công tác chăm sóc NCT như vậy việc ra quyết định mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp sự phát triển chung của toàn thế giới.