Do truyền thống văn hóa cũng như quan niệm về đạo đức, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Bên cạnh đó, trong xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, giữa các thành viên trong gia đình luôn có một sợi dây liên kết tình cảm, ông bà muốn được ở gần con cháu nên việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão phần đông bị coi là một việc làm thiếu đạo đức, thậm chí có rất nhiều quan điểm đưa ra như “đưa ông bà, cha mẹ vào các TTCSNCT là bất hiếu”. Vì vậy, các TTCSNCT thường chỉ được coi như nơi ở tạm thời của NCT trong một số hoàn cảnh bắt buộc chứ đa phần NCT không xác định coi đó là chỗ ở lâu dài.
Việt Nam có thuận lợi trong vấn đề chăm sóc NCT khi văn hóa truyền thống coi trọng đạo lý "kính già", được xây dựng trên tinh thần "trọng lão, trọng xỉ". Tuy nhiên vấn đề này cũng có khá nhiều khó khăn, tồn tại. Khi ngày nay các giá trị gia đình khủng hoảng, mâu thuẫn thế hệ gia tăng đã dẫn đến tình trạng nhiều NCT không sống cùng với con cháu hay con cháu bỏ rơi cha mẹ, chối bỏ trách nhiệm chăm sóc NCT. Ở góc độ xã hội, các TTCSNCT, cơ sở xã hội, dịch vụ của chúng ta còn thiếu, phát triển còn lộn xộn, thiếu quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn chăm sóc. Trình độ, năng lực của cán bộ y tế, điều dưỡng viên cũng còn hạn chế. Giá các dịch vụ tư nhân còn quá cao so với túi tiền của NCT...Đây có thể vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển của các TTCSNCT tại Việt Nam. Nhận thức
này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy của những người lãnh đạo QLNN đối với các trung tâm này. Nếu nhận thức đúng sẽ khuyến khích được loại hình này phát triển giảm gánh nặng trợ giúp xã hội cho Nhà nước và xã hội, ngược lại sẽ gây cản trở sự phát triển của loại hình này. Vì vậy, cần có những nhận thức đúng và tích cực về loại hình này.