3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật
Đây có thể được coi là nhóm giải pháp quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định để nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư có sức hấp dẫn, đảm bảo và tạo thuận lợi, sự yên tâm cho các chủ đầu tư hoạt động dịch vụ chăm sóc NCT tại Hà Nội, để làm được điều đó cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và tổ chức liên quan; sử dụng các đội ngũ chuyên gia cả trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tư vấn, xây dựng, sửa đội bổ sung các các văn bản pháp luật về quản lý hệ thống bảo trợ xã hội nói chung và quản lý đối với các TTCSNCT nói riêng nhằm nâng cao chất lượng các văn bản luật và tiến độ xây dựng luật. Đặc biệt nên cần có các văn bản cụ thể, hướng dẫn chi tiết việc QLNN đối với các TTCSNCT.
Thứ hai, chú trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến hệ thống chăm sóc NCT nói chung và hệ thống các TTCSNCT nói riêng để tạo nền khung pháp lý chuẩn và đồng bộ.
Với chính sách, pháp luật về thuế, cần tiền hành đánh giá lại tổng thể các loại thuế đặc biệt là các loại thuế ưu đãi đầu tư. Cải cách hệ thống thuế hiện hành, đơn giản hoá một số ưu đãi thuế và chỉ duy trì một số ít loại hình ưu đãi nhằm phục vụ một số mục đích cụ thể để khuyến khích loại hình này phát triển.
Với chính sách đất đai, cần tiếp tục rà soát và xem lại giá cho thuê đất, miễn giảm thuê đất trong một số năm đầu kinh doanh để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thuế bất động sản nên được ấn định ở một tỷ lệ vừa phải, không thấp quá để ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ, cũng không nên quá cao khiến những người đóng thuế tìm cách trốn thuế.
Thứ ba, có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm khuyến khích khu vực ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại cộng đồng, tạo môi trường bình đẳng, lành mạnh cho khu vực ngoài công lập khi tham gia các dịch vụ chăm sóc xã hội. Trong đó, cần làm rõ vai trò khu vực nhà nước trong việc: xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình phối hợp của chính quyền để làm cơ sở pháp lý cho sự hỗ trợ và hợp tác của khu vực ngoài công lập; quy định các tiêu chuẩn và trách nhiệm cụ thể trong giám sát chất lượng dịch vụ; quy định về tiêu chuẩn, chất lượng của đội ngũ làm công tác chăm sóc xã hội;
cung cấp các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ, chăm sóc cho NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;…
Thứ tư, nghiên cứu đề, bổ sung các quy định trong vấn đề bảo hiểm để NCT có BHXH, BHYT được sử dụng trong các TTCSNCT từ đó giúp cho NCT và gia đình có thể giảm bớt gánh nặng về kinh tế.
Thứ năm, nghiên cứu, để xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu hoạt động của các TTCSNCT vào các lĩnh vực mà Hà Nội ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Thứ sáu, UBND thành phố Hà Nội cần phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc NCT là người bệnh tại các TTCSNCT; kết hợp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng với các dịch vụ phục hồi chức năng, giúp NCT nâng cao khả năng phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Rà soát, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tài chính để tăng cường đầu tư cho các cơ sở này phát triển, giúp NCT dễ dàng, thuận tiện trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cần thiết. Chú trọng vai trò của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng NCT có chất lượng và dễ tiếp cận cho NCT khi có nhu cầu tại cộng đồng, gia đình