Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, các chính sách, pháp luật về NCT nói chung và chăm sóc NCT nói riêng còn nằm rải rác ở các luật trong đó có nhiều nội dung thiếu thống nhất, nhiều lần sửa đổi bổ sung gây hoang mang cho các nhà đầu tư dẫn đến tình trạng sợ không dám đầu tư, hoặc không muốn đầu tư.

Thứ hai, thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các TTCSNCT vẫn còn chưa được thực hiện một cách triệt để như chủ trương cải cách hành chính mạnh mẽ từ Chính phủ. Thêm vào đó, việc cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực cải cách này còn thiếu.

Thứ ba, lĩnh vực chăm sóc NCT còn khá mới ở nước ta nên bộ máy QLNN còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, quan hệ phối hợp giữa bộ phận trong bộ máy còn hạn chế. Nhận thức của cán bộ công chức làm công tác QLNN đối với các TTCSNCT còn chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến chưa khuyến khích được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc NCT.

Thứ tư, việc tuyên truyền, phổ biến thông tin chính sách, pháp luật cho các nhà đầu tư còn hạn chế, nhất là trong hoạt động cấp giấy phép hoạt động và các thủ tục tiếp cận các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế … gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh.

Thứ năm, thành phố Hà Nội còn thiếu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng QLNN về lĩnh vực chăm sóc NCT cho cán bộ, công chức và kỹ năng chăm sóc NCT cho các nhân viên trực tiếp làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng NCT ở các trung tâm này.

Nhìn chung, các hạn chế, yếu kém trên là do nước ta còn nghèo, nguồn lực đầu tư cho các vấn đề ASXH còn hạn hẹp. Chính sách trợ giúp xã hội còn chậm đổi mới chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm, hiệu quả thấp;

QLNN còn hạn chế, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra ở nhiều nơi chưa được coi trọng. Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội và khuyến khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên. Đồng thời, chưa phù hợp với xu hướng quốc tế khi thiết kế chính sách trợ giúp xã hội theo vòng đời, phổ quát toàn dân để giải quyết những khó khăn của người dân, theo nhóm tuổi, đồng bộ, không chồng chéo, tiết kiệm chi phí và hạn chế sai sót trong thực hiện.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nhìn chung, công tác QLNN đối với các cơ sở trợ giúp xã hội nói chung và QLNN đối với các TTCSNCT nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN đối với các cơ sở này còn chưa chặt chẽ. Việc tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi cho loại hình dịch vụ này chưa thực sự hiệu quả dẫn đến việc QLNN còn nhiều hạn chế.

Qua thực trạng QLNN đối với các TTCSNCT tại chương 2. Đây là cơ sở thực tiễn để tác giả kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 1, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong chương 3.

CHƢƠNG 3:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)