Tổ chức thực hiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm

2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp

luật

Quan điểm về chăm sóc sức khỏe cho NCT được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống văn bản chính sách, pháp luật. Hiến pháp năm 1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ NCT, người đau yếu và tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã hội...”. Tiếp đến, chính sách chăm sóc sức khỏe NCT được thể hiện ở Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) (chương VII, Điều 41); Chỉ thị số 117/1996/CT- TTg của Chính phủ ngày 27/2/1996 về chăm sóc NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT Việt Nam; Chỉ thị số 34/1998/CT-TTg của Chính phủ ngày 30/9/1998 về tổ chức hoạt động năm quốc tế NCT; Pháp lệnh NCT (2000); Nghị định số 30/CP năm 2002 về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh NCT; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh NCT; Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 120/2003/NĐ-CP; Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ NCT; Luật NCT 2009. Nhìn chung, các chính sách chăm sóc sức khỏe NCT hiện có tập trung vào một số điểm sau: NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Việc khám sức khỏe

định kỳ được thực hiện một năm một lần, từng bước tổ chức mạng lưới bác sỹ gia định và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT (Mục 2, phần II, Thông tư 02/2004/TT-BYT). Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà, nhất là người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa. Bên cạnh việc được quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến xã, NCT được ưu tiên trong khám chữa bệnh ở tuyến trên.

Về chi phí khám chữa bệnh cho NCT, người có nghĩa vụ phụng dưỡng phải chu cấp chi phí điều trị khi NCT ốm đau (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh NCT). NCT không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được khám chữa bệnh miễn phí (Khoản 2, Điều 12 Pháp lệnh NCT). NCT từ đủ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá 50.000 đồng/ người/ năm hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh, thực chi tại các cơ sở y tế quy định tại Điều 1 của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo (Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH). Ngoài ra, việc truyền thông về các nội dung chăm sóc sức khỏe cho NCT cũng như tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt cho NCT được Nhà nước chú trọng. Nhà nước cũng có chính sách hình thành và phát triển mạng lưới y tế chuyên sâu chăm sóc sức khỏe cho NCT.

Có thể nói, trong những năm qua chính sách chăm sóc sức khỏe NCT đã có những điều chỉnh tích cực phù hợp. Cụ thể, năm 2002, theo Nghị định số 30/2002/NĐ-CP, NCT trên 100 tuổi được cấp BHYT miễn phí. Năm 2004, tại Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH, NCT từ đủ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá 50.000 đồng/ người/ năm hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh, thực chi tại các cơ sở y tế quy định tại Điều 1 của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Thực hiện Luật NCT (2009), NCT từ đủ 80 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí.

Như vậy, chính sách đã có sự điều chỉnh về độ tuổi được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. Sự điều chỉnh này mang lại lợi ích cho thêm một bộ phận NCT. Cụ thể, tỷ lệ NCT có thẻ bảo hiểm y tế tăng lên. Theo báo cáo tổng quan ngành y tế, từ năm 2004 đến 2006, số lượng NCT trên 90 tuổi đã tăng từ 175.000 lên 189.000, song tỷ lệ NCT có thẻ bảo hiểm y tế (mọi hình thức) đã tăng từ 24,3% năm 2004 lên 63% năm 2006. Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách chăm sóc NCT tại các địa phương đã có tiến bộ đáng ghi nhận (Bộ y tế Việt Nam, 2008, tr 99).

Tuy nhiên, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, bảo hiểm xã hội còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới quyền lợi của NCT. Trên thực tế, dù NCT có thẻ bảo hiểm, nhưng cũng ít khi sử dụng và không sử dụng được trong các TTCSNCT. Đây có thể xem như một khó khăn lớn đối với NCT, trong khi nhiều NCT không thể đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế vì tuổi cao và tình trạng sức khỏe thì việc khám chữa bệnh tại các TTCSNCT theo Thông tư 02 cho NCT trong chính sách không thể tới bệnh viện theo chính sách vẫn chưa được triển khai (Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2006,). Như vậy, việc có thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội nhưng không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế và hỗ trợ chi phí bảo hiểm cũng khiến cho việc chăm sóc sức khỏe cho NCT không được đảm bảo, gia tăng gánh nặng chi phí chăm sóc cho chính NCT và gia đình.

Nhìn chung các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe NCT đều đã được triển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh nghiên cứu. Tuy nhiên, do thiếu đồng bộ trong việc ban hành các chính sách cũng như thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của trung ương nên ở một số địa phương, việc ban hành văn bản mới chỉ dừng lại ở sự chỉ đạo chung chung mà chưa cụ thể hóa vai trò của từng ban ngành và mối quan hệ liên ngành trong phối hợp triển khai thực hiện giữa các bên liên quan ở tuyến cơ sở, dẫn đến tình trạng cơ sở tuyến dưới lúng túng trong quá trình thực hiện cũng như không thống nhất trong cách thức tổ

chức thực hiện. Trên thực tế, hiện tại hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở thành phố Hà Nội vẫn chưa được tổ chức thành mạng lưới từ Thành phố đến quận, huyện như những ngành khác.

Gần đây, Nhà nước cũng khuyến khích xây dựng các cơ sở công lập và tư nhân chăm sóc nuôi dưỡng NCT, nhất là từ khi có Pháp lệnh về NCT (2000) và Luật về NCT (2009). Tại mục 3 Điều 20 Luật NCT quy định “Nhà nước khuyến khích, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc NCT; đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc NCT công lập; hỗ trợ kinh phí cho cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập nuôi dưỡng NCT quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này. Cơ sở chăm sóc NCT tại khoản 2 Điều 18 gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc NCT; Cơ sở chăm sóc NCT khác.

Cũng từ đó, một số văn bản dưới luật liên quan đến bảo trợ xã hội, các cơ sở bảo trợ, dịch vụ cũng được ban hành: các Nghị định của chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan.

Chẳng hạn, Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 nhằm thay thế Nghị định 68/2008/NĐ- CP quy định điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ; Nghị định 13/2010/NĐ‐CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định 06/2011/NĐ‐CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NCT. Các Thông tư liên quan có thể kể đến: Thông tư số 24/2010/TTLT‐ BLĐTBXH‐ BTC ngày 18/8/2010 của Bộ LĐ‐ TB&XH và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ‐CP ngày 13/4/2007 và Nghị định 13/2010/NĐ‐CP ngày 27/2/2010; Thông tư số

sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận NCT vào cơ sở bảo trợ xã hội; Thông tư số 35/2011/TT‐BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT.

Hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư như đã nêu trên đã và đang hoàn thiện dần nhằm cải thiện đời việc chăm sóc NCT tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở chăm sóc. Các dịch vụ chăm sóc đã hình thành và phát triển bên cạnh những mô hình dịch vụ chăm sóc tập trung cho NCT, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-Ttg ngày 06/05/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Thành Phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 05 năm 2015 quy định về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, Điều 4 quy định về cơ chế cho thuê đất đối với các dự án xã hội hoá thành lập các TTCSNCT như sau:

Về miễn giảm tiền thuê đất:

- Cơ sở thực hiện dự án xã hội hóa thuộc đối tượng, phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 1 và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 1 quy định này ngoài hưởng ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất theo các quy định của pháp luật về thuê đất, được hưởng mức miễn giảm tiền thuê đất theo chính sách khuyến khích xã hội hóa của Thành phố quy định tại Quyết định này như sau:

+ Khu vực các huyện và thị xã Sơn Tây: được miễn 100% tiền thuê đất cho cả thời gian thực hiện dự án trong thời hạn được thuê đất cho tất cả các lĩnh vực xã hội hóa quy định tại khoản 1, Điều 1 quy định này.

+ Khu vực các quận không bao gồm 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm được giảm 60% tiền thuê đất phải nộp cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án trong thời hạn được thuê đất cho tất cả các lĩnh vực xã hội hóa quy định tại khoản 1, Điều 1 quy định này.

+ Khu vực 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm đối với dự án xã hội hóa đầu tư xây dựng bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm không được ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất.

Đối với các lĩnh vực ưu đãi xã hội hóa còn lại được giảm 30% tiền thuê đất phải nộp cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án trong thời hạn được thuê đất.

Về tỷ lệ % đơn giá thuê:

Đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định, tỷ lệ % đơn giá thuê đất áp dụng là 0,5%.

Đối với các dự án xã hội hóa còn lại, tỷ lệ % đơn giá thuê đất áp dụng ở mức thấp nhất theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ là 1%.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị truyền thông, đài truyền thanh địa phương để tuyên truyền về chính sách ưu đãi thuế, đất... đối với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa; Hướng dẫn các Chi cục thuế tạm thời chưa xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp đang tiến hành xây dựng; Tạm miễn tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP trong thời gian dự án xã hội hóa đang triển khai thực hiện;

Theo báo cáo của Phòng Bảo trợ xã hội đã có 02 dự án xây dựng TTCSNCT tại Huyện Chương Mỹ và Sóc Sơn đang được tạm miễn tiền thuê đất 100% và 02 dự án này vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện. Trao đổi về vấn đề này, Ông Nguyễn Tuấn Ngọc – Giám đốc TTCSNCT Bách Niên Thiên Đức chia sẻ: “Từ khi thành lập trung tâm đến nay, chúng tôi vẫn

chưa được hưởng một chính sách nào ưu đãi về đất đai, đa phần các dự án xây dựng TTCSNCT đểu phải tự đi thuê đất với chi phí cao dẫn đến giá dịch vụ ở các trung tâm này phải tăng theo ảnh hưởng đến giá dịch vụ chăm sóc NCT cũng tăng theo, đây là điều mà các chủ doanh nghiệp như chúng tôi vô cùng băn khoăn”.

Những khó khăn, thách thức này đòi hỏi Nhà nước cần chú trọng hơn nữa vào công tác lập chính sách để có những định hướng, chương trình phù hợp với điều kiện kinh tế, có cơ chế hỗ trợ rõ ràng để hệ thống dịch vụ chăm sóc tập trung, các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng ngày càng mở rộng, vừa đáp ứng được các nhu cầu của NCT, một bộ phận dân số ngày càng lớn; vừa giảm áp lực cho chăm sóc gia đình, trách nhiệm của nhà nước trong thực hiện các chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)