31
thời sẽ khiến cho người lao động yên tâm công tác, nâng cao sự trung thành, tư tưởng đối với công ty.
Phúc lợi xã hội thường bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí…
Chính sách khen thưởng.
Khen thưởng là động lực, là đòn bẩy thúc đẩy khả năng, sự cống hiến hết mình của mỗi người.Đây là một công cụ mang tính chất khuyến khích vật chất mạnh mẽ đối với nhân viên, đồng thời cũng là công cụ khuyến khích tinh thần nhân viên.
Tiền thưởng khẳng định tính vượt bậc về thành tích của nhân viên đồng thời cổ vũ cho toàn nhân viên trong doanh nghiệp phấn đấu đạt được thành tích cao.
Các hình thức khen thưởng chủ yếu:
-Nhân dịp Lễ Tết, ngày thành lập doanh nghiệp…
-Cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao -Thưởng “nóng” cho những người trung thành, tận tụy với doanh nghiệp - Cá nhân có những sáng kiến, phát minh sáng tạo góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc
Việc khen thưởng một cách đúng đắn và có tổ chức có thể củng cố các nỗ lực dẫn tới sự thành công của công ty nhờ việc khen thưởng những người đã có công đóng góp công sức cụ thể cho công ty. Việc khen thưởng không thỏa đáng sẽ gây bất mãn cho những người đang mong chờ được khen thưởng và họ có thể cảm thấy thất vọng với những gì mà họ nhận được
Đào tạo, phát triển.
Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, phát triển trình độ, năng lực cá nhân không những có ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác.
Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo không những sẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty mà còn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Không những thế những người lao động
32
hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấp dẫn thì càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động.
Điều kiện làm việc.
Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau tác động đến người lao động như:
Điều kiện tâm sinh lý lao động: Đó là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều kiện này tác động đến sức khỏe và sự hứng thú của người lao động.
Điều kiện thẩm mĩ: Việc bố trí và trang trí không gian làm việc làm ảnh hưởng tới tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động.
Điều kiện tâm lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả doanh nghiệp, không những thế nó còn tác động đến việc phát huy sáng kiến, các phong trào thi đua trong doanh nghiệp. Tác phong lãnh đạo của các nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện này.
Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao đông, tăng năng suất và chất lượng lao động.
Do nhu cầu của mỗi nhân viên khác nhau, chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp cần phải kết hợp các giải pháp giữa đãi ngộ tài chính và phi tài chính để đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
33
2.4 Một số nghiên cứu trước đây.
Bảng 2.1: Nguồn gốc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Các Các nghiên cứu Yếu tố Forem an Facts (1946) Spector (1985) Smith, Kendal l và Hulin (1969) Maslow (1943) Herzberg (1959) Trần Kim Dung (2005) Lê Văn Nhanh (2011) Nguyễn Thị Kim Ánh (2010) Bản chất công việc x x x x x x x Thu nhập x x x x x x x x Cơ hội đào tạo và thăng tiến x x x x x x x x Lãnh đạo x x x x x x x Đồng nghiệp x x x x x x x x Điều kiện làm việc x x x x x x x Phúclợi x x x x x x Đánh giá thực hiện công việc x x x x x x
34
2.5 Mô hình nghiên cứu.
Thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Bản chất công việc
Tiền lương, phúc lợi,
Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Quan hệ làm việc, đồng nghiệp
Mô hình động lực làm việc của người lao
động tại công ty Các đặc điểm cá nhân: - Giới tính - Tuổi - Tình trạng hôn nhân - Trình độ học vấn - Vị trí làm việc - Thời giàn làm việc - Thu nhập
Khen thưởng
Lãnh đạo
35
Tóm tắt chương 2.
Trong chương này tác giả khái quát các vấn đề cơ bản về cơ sở lý thuyết liên quan động lực, một số học thuyết về tạo động lực trong lao động, các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú gồm 7 yếu tố: (1) Bản chất công việc; (2) Tiền lương, phúc lợi; (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (4) Quan hệ làm việc đồng nghiệp; (5) lãnh đạo; (6) Ðiều kiện làm việc; (7) Ðánh giá thực hiện công việc và khen thưởng.
Để chứng minh mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất, chương 3 tác giả sẽ tiến hành xây dựng, đánh giá thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định mô hình lý thuyết nhằm khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú. lao động tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú.
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
Bảng 3.1: Nội dung nghiên cứu
Giai đoạn Trình tự thực hiện
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Xây dựng dàn bài thảo luận
Tiến hành thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi Tổng hợp thông tin thu nhập
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá chất lượng Xác định mẫu và thực hiện khảo sát nhân viên Tổng hợp, xử lý sơ bộ dữ liệu
Phân tích dữ liệu bằng trương trình SPSS 16.0
[Nguồn: https://googlegroups.com/group/Nhom-MBA-6/.../chuong3_new.doc?]
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1
Thảo luận nhóm điều chỉnh (định lượng sơ bộ ) Thang đo nháp 2 Định lượng sơ bộ ( n= 100)
Kiểm tra tương quan biến tổng Kiểm tra Cronback alpha Cronbach alpha Định lượng chính thức ( n =175) Thang đo chính thức
Kiểm tra EFA, Nhân tố và phương sai trích EFA
Kiểm tra tương quan biến tổng Kiểm tra Cronbach alpha Tương quan
Hồi quy tuyến tính bội
Kiểm tra EFA, Nhân tố và phương sai trích EFA
Kiểm tra tương quan biến tổng Kiểm tra Cronback alpha Cronbach
alpha