Trong vai trò lãnh đạo, người lãnh đạo phải luôn có gắng đảm bảo rằng mỗi nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất. Nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là giúp nhân viên có động cơ để làm việc tốt, hoàn thành tốt nhiệm được giao. Để có thể đạt được điều đó, người quản lý cần phải thực hiện một số việc như sau:
Thứ nhất, phân công việc một cách rõ ràng, hợp lý và công bằng
Sự không công bằng trong phân công việc sẽ dễ gây ra sự bất mãn, đố kỵ giữa các nhân viên. Người này bất bình, người kia phật ý, tạo thành những làn song bất hợp tác, dù âm ỉ nhưng cũng đủ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, làm giảm rất lớn động lực làm việc của nhân viên.
Tạo môi trường, điều kiện làm việc hợp lý, thuận lợi.
Môi trường làm việc của một doanh nghiệp được xác định bởi các chính sách quản lý và thái độ của mỗi nhân viên. Người lãnh đạo luôn có ảnh hưởng nhất định đối với môi trường làm việc của nhóm hay bộ phận mà họ trực tiếp phụ trách.
Có môi trường làm việc tốt thì mỗi cán bộ, công chức chính là “được làm việc, được trân trọng, ghi nhận và quan trọng hơn là công hiến”.
Công bằng trong công tác khen thưởng.
Có rất nhiều cách thức khen thưởng nhân viên như: Khen thưởng, cảm ơn, ghi nhận những nỗ lực đặc biệt, trao trách nhiệm cao hơn, thăng chức…Dù là với hình thức nào thì công tác khen thưởng cũng phải đảm bảo công bằng, xứng đáng.
Nâng cao giá trị thực của công việc.
Chúng ta biết rằng tầm quan trọng của công việc là một yếu tố quan trọng tạo ra động lực làm việc cao.Một trong những chức năng của người lãnh đạo là chỉ cho
21
nhân viên thấy được giá trị hiện hữu của công việc họ đang cũng như kết quả công việc của họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác như thế nào.
Làm cho công việc trở nên vui nhộn hơn là sự căng thẳng.
Không khí làm việc không nhất thiết lúc nào cũng phải nghiêm túc, căng thẳng, tập trung cao độ mà cần phải có những thời gian thư giãn, vui vẻ giữa các nhân viên nhằm khích lệ mọi người cùng làm việc.
Sự rõ ràng trong mục tiêu và nhiệm vụ.
Người quản lý phải luôn định hướng, nhắc nhở nhân viên của mình về mục tiêu công việc. Mục đích làm việc càng rõ ràng thì động cơ làm việc càng cao.
Không để nhân viên cảm thấy lo lắng về sự ổn định trong công việc.
Không một ai có thể làm việc tốt với tâm trạng lo lắng, không biết khi nào mình sẽ bị sa thải hay chuyển công tác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc.
Luôn lắng nghe nhân viên trình bày trước khi đưa ra kết luận.
Nghe kể là một nghệ thuật.Khi nhân viên lâm vào một tình thế nào đó, cách tốt nhất là triệu tập một cuộc họp và lắng nghe ý kiến của họ.Hãy nghe các thành viên giải thích nguyên nhân thất bại, biện pháp đối phó. Cuộc họp mang tính chất là một cuộc trao đổi, giải toả ức chế cho nhân viên bởi trong quá trình trao đổi làm việc tập thể, những người thông minh và giàu kinh nghiệm sẽ phát hiện ra nhược điểm và thiếu sót trong quá trình làm việc và tất nhiên, họ sẽ nhanh chóng tìm được cách khắc phục. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên để nhìn nhận vấn đề, và tìm cách dung hòa quyết định của mình với quan điểm của người khác, đừng tỏ ra nóng vội bất đồng.
Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn.
Luôn giúp đỡ nhân viên khi họ gặp khó khăn. Một nhân viên đang gặp một cơn khủng hoảng nào đó, hãy hỗ trợ nhân viên ngay trong giai đoạn cấp thiết này hơn hay là quở trách hay phê phán họ. Hãy thông cảm và khoan dung, cả hai tính này đều thể hiện sự hỗ trợ đối với nhân viên, giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
22