Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm mục đích khám phá sự thỏa mãn và mong muốn của nhân viên thông qua khám phá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú, đồng thời xác định thêm một số biến cần thiết để tiến hành điều tra định lượng.
Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết sự hài lòng công việc và tạo động lực cho người lao động cùng với các mô hình nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu này đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động tại Công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú. Trong đó, biến phụ thuộc là “Động lực làm việc”, còn biến độc lập là các biến sau:
1) Bản chất công việc (kế thừa từ Smith, Kendall và Hulin (1969); Herzberg (1959); Trần Kim Dung (2005); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
2) Thu nhập (kế thừa từ Nguyễn Thị Kim Ánh (2010); Lê Văn Nhanh (2011)). 3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến (kế thừa từ Foreman Facts (1946); Smith,
Kendall và Hulin (1969); Herzberg (1959); Trần Kim Dung (2005); Lê Văn Nhanh (2011); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
4) Lãnh đạo (kế thừa từ Smith, Kendall và Hulin (1969); Trần Kim Dung (2005); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
5) Đồng nghiệp (kế thừa từ Spector (1985); Smith, Kendall và Hulin (1969); Herzberg (1959); Trần Kim Dung (2005); Lê Văn Nhanh (2011); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
6) Điều kiện làm việc (kế thừa từ Foreman Facts (1946); Spector (1985); Herzberg (1959); Lê Văn Nhanh (2011)).
7) Phúc lợi (kế thừa từ Spector (1985); Trần Kim Dung (2005); Lê Văn Nhanh (2011); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
8) Đánh giá thực hiện công việc (kế thừa từ Foreman Facts (1946); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)).
Trước hết, để có định hướng cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu các đề tài liên quan và dựa trên đó để viết ra kịch bản thảo luận thang đo
38
chính và sản xuất) và đồng thời tiến hành tham gia thảo luận nhóm lại lần 2 hình thành thang đo sơ bộ.
Cùng với mục đích này, các phần tử của mẫu được lựa chọn chi tiết đảm bảo thỏa mãn được đặc tính của nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi dựa theo một dàn bài thảo luận gồm những câu hỏi gợi ý cho cuộc thảo luận... Đối với cuộc nghiên cứu này thì đối tượng được chọn nghiên cứu gồm có: có 1 phòng Tổ chức hành chính, 3 chuyên viên phòng CN _QLCL, 1 nhân viên phòng kỹ thuật, 9 nhân viên phòng Kinh doanh và 10 nhân viên bộ phận sản xuất, 6 nhân viên bảo trì..
Kích thước mẫu được chọn là 30 người.
Sau khi loại trừ một số thành phần mang tính trùng lặp, xem xét sự đơn giản, thích hợp cho việc đo lường và tính rõ ràng, phù hợp của các khái niệm đối với đối tượng nghiên cứu, tôi đã đúc kết lại và đưa ra 31 yếu tố (biến quan sát) thuộc 6 thành phần mà nhân viên quan tâm nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc. Cụ thể như sau:
Lương, phúc lợi: được thể hiện qua các đặc điểm như: mức lương và phụ cấp, chính sách trợ cấp phù hợp, các hoạt động tham quan du lịch nghỉ dưỡng, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, Công đoàn…
Điều kiện làm việc: thành phần điều kiện làm việc được gọi là tốt khi đáp ứng được các yêu cầu như: có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc; ca làm việc được phân chia rõ ràng, vấn đề an ninh…
Bản chất công việc: sự phù hợp với trình độ chuyên môn, công việc có thú vị, nhiều thách thức hay có nhiều áp lực hay không.
Đào tạo, thăng tiến: bao gồm các yếu tố như: hình thức, chất lượng các khóa đào tạo, cơ hội thăng tiến hay những thông tin về vấn đề tuyển dụng nội bộ,
Khen thưởng: thành phần này đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của nhân viên khi có các đặc điểm sau: sự khích lệ về tinh thân, vật chất; hình thức và mức độ khen thưởng phù hợp, thỏa đáng.
Quan hệ làm việc: Bao gồm mối quan hệ giữa nhân viên với các đồng nghiệp Lãnh đạo: Với cấp quản lý trực tiếp, đồng thời là sự đánh giá của cấp trên đối
39
với hiệu quả làm việc của nhân viên, và có các chính sách sáng suốt tạo động lực cho nhân viên.
Bản chất công việc
Tiền lương, phúc lợi,
Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Quan hệ làm việc, đồng nghiệp
Mô hình động lực làm việc của người lao
động tại công ty Các đặc điểm cá nhân: - Giới tính - Tuổi - Tình trạng hôn nhân - Trình độ học vấn - Vị trí làm việc - Thời giàn làm việc - Thu nhập
Khen thưởng
Lãnh đạo
Điều kiện làm việc
Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc tại Công ty.
40
Các giả thiết cho mô hình nghiên cứu:
H1: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Bản chất công việc” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại.
H2: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Tiền lương, phúc lợi” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại
H3: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Cõ hội đào tạo và thãng tiến” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại.
H4: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Quan hệ làm việc đồng nghiệp” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại.
H5: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “lãnh đạo” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại.
H6: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Ðiều kiện làm việc” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại
H7: cảm nhận của nhân viên về các yếu tố “Ðánh giá thực hiện công việc và khen thưởng” cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú và ngược lại