Phân tích Anova

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP cao su kỹ thuật đồng phú (Trang 71 - 75)

3. .5 Phân tích tương quan và hồi quy

3.6 Phân tích Anova

58

bên cạnh nhằm khai thác triệt để dữ liệu đã thu thập và phản ánh sự tác động của nhân tố “nhân khẩu học” trong mô hình lý thuyết đã xây dựng, tác giả sử dụng công cụ phân tích ANOVA để phân tích phụ trợ thêm cho các bước phân tích chính đã thực hiện. Các biến nguyên nhân bao gồm: (i) Giới tính; (ii) độ tuổi, (iii) tình trạng gia đình, (iv) học vị, (v) thâm niên, (vi) đơn vị công tác và (vii) chức vụ đang đảm nhận, biến phụ thuộc được dùng để phân tích là sự thỏa mãn chung về công việc (giá trị trung bình từ 3 biến quan sát: K2, K3, K4). Kết quả bảng sau:

Tức là ta đi kiểm về mức độ hài lòng các giải pháp tạo động lực đối với từng cá nhân ở công ty.

Có 5 đặc điểm cá nhân bao gồm Tuổi, Giới tính, Hôn nhân, Năm công tác, trình độ học vấn.

Kiểm định về sự khác biệt giới tính.

Để kiểm định xem sự hài lòng công việc giữa nam và nữ có khác nhau hay không, kiểm định theo phương pháp kiểm định t mẫu độc lập. Với phương pháp Independent samples t-Test, kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng Levene Test được thực hiện trước khi phân tích Anova.

Kiểm tra của Levene về phương sai bằng nhau

F Sig.

FAC1_2 Giả định phương sai bằng nhau 1.254 .266 Giả định phương sai không bằng

nhau

Kết quả kiểm định One-Way Anova được trình bày trong bảng dưới cho thấy rằng giới tính có mức ý nghĩa Sig=0.66(>0.05) nên ta có đủ căn cứ để kết luận không có sự khác biệt về mức độ hài lòng chung về công việc của người lao động nam và nữ.

59

FAC1_2

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

Giữa nhóm 3.377 1 3.377 3.465 .066

Trong nhóm 91.623 94 .975

Tổng 95.000 95

Tương tự cho các biến còn lại đựợc chú thích phụ lục Thống kê Anova

Sau khi khảo sát các yếu tố hài lòng cá nhân cùng với kiểm định về phương trình hồi qui, ta đưa ra mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh.

Hình 3. 6: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh.

Bản chất công việc

Tiền lương, phúc lợi, khen thưởng

Cơ hội đào tạo và thăng tiến. lãnh đạo

Quan hệ làm việc, đồng nghiệp

Mô hình động lực làm việc của người lao

60

Tóm tắt chương 3

Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Trước tiên, dữ liệu đã được sàng lọc, làm sạch và mã hóa trước khi có thể cho tiến hành xử lý. Phần mô tả mẫu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Việc xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được 8 nhân tố từ trong thành phần thang đo có độ tin cậy trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành với phương pháp bình phương bé nhất thông thường đã giúp ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 4 nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú về lương-phúc lợi- khen thưởng, tính chất công việc, Lãnh đạo-đào tạo thăng tiến, quan hệ làm việc với đồng nghiệp chênh lệch không nhiều.

61

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP cao su kỹ thuật đồng phú (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)