Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 81 - 87)

Chỉ tiêu Bản Chang Bản Lai Hà Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Trình độ văn hóa Cấp 1 40 66,67 15 25 Cấp 2 10 16,67 25 41,67 Cấp 3 10 16,67 10 16,67

Kinh nghiệm về xây dựng đƣờng giao thông

Không biết 15 25 10 16,67

Kinh nghiệm 1-3 năm 25 41,67 40 66,67

Kinh nghiệm trên 3 năm 10 16,67 10 16,67

Thành phần dân tộc

Kinh 0 0 0 0

Dân tộc Thái 60 100 60 100

Dân tộc khác 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2016

Tất cả các yếu tố về văn hóa - xã hội ở cộng đồng nơi xây dựng công trình đường giao thông ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng đường giao thông. Đa phần cộng đồng với trình độ học vấn chưa cao, là dân tộc thiểu số, công tác thông tin truyền thông chưa thực hiện

tốt, các chính sách xã hội được quan tâm và phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo có lúc có nơi còn lạc hậu, kém phát triển ảnh hưởng nhiều đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển xây dựng giao thông của toàn huyện.

- Về nhận thức xây dựng GTNT:

Qua tìm hiểu cho thấy một bộ phận người dân tại địa phương nhận thức về xây dựng GTNT rất hạn chế, mơ hồ, thậm chí họ cho rằng xây dựng GTNT là làm cho chính quyền nhà nước, là làm dự án chứ không phải làm cho chính mình, họ sợ phải đóng góp công sức, tiền bạc để xây dựng các hạng mục công trình. Hiện nay tại nhiều địa phương, huyện, xã hô hào xây dựng GTNT mới nhưng người dân không biết NTM là gì. Trong khi đó, xây dựng GTNT ở một số vùng có rất nhiều khó khăn mà không giải quyết một sớm một chiều được…

Tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với Ông Lò Văn Then là Trưởng bản Chang, Ông Hỏ Văn Tâm là người dân bản Chang, Ông Hỏ Văn Hận là người dân bản Lai Hà về Chương trình Nông thông thôn mới và sự quan tâm tham gia xây dựng công trình GTNT với hộp phỏng vấn như sau:

Hộp 3.3: Phỏng vấn sâu: Ông Lò Văn Then - Trƣởng bản Chang, xã Lê Lợi

Trưởng bản thì phải quan tâm đến các vấn đề của bản chứ. Tôi cũng được cán bộ giải thích về nông thôn mới. Giao thông thì cũng quan trọng nhưng các cán bộ hướng dẫn thì chúng tôi mới làm được. Tự người dân thì khó lắm.

Hộp 3.4: Phỏng vấn sâu: Ông Hỏ Văn Tâm- Ngƣời dân bản Chang, xã Lê Lợi

Nhà tôi từ trước tới giờ chỉ làm trồng trọt, chăn nuôi nên bảo tham gia xây dựng đường thôn, bản thì không biết làm đâu.

Kết quả các cuộc phỏng vấn chuyên sâu của tác giả cho thấy tại các bản chỉ có Trưởng bản hiểu về đúng bản chất của công cuộc xây dựng Nông thôn mới, sự tham gia của cộng đồng người dân trong xây dựng công trình giao thông. Đối với người dân bản Chang khá thờ ơ về việc tham gia, xây dựng

đường giao thôn tại chính bản của mình và coi đó là việc của chính quyền phải đầu tư. Người dân bản Lai Hà đã nhận thức tham gia người dân xây dựng công trình giao thông tốt hơn một chút do được tuyên truyền xác định được vai trò mình hưởng thụ lợi ích công trình, vai trò trách nhiệm mình trong tham gia, xây dựng công trình nông thôn. Tuy nhiên sự tham gia đó dừng lại nhận thức còn triển khai thành hành động cụ thể chưa được cao.

b. Nhóm các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách

Đặc thù địa hình của huyện Nậm Nhùn là các công trình đường giao thông là phân tán và trải rộng trên địa bàn. Cơ chế chính sách của Nhà nước quyết định chất lượng và hiệu quả sự tham gia của cộng đồng. Cơ chế chưa thực sự rộng mở, rắp theo khuôn khổ và không có tính năng động để điều chỉnh cho sát với thực tiễn và thực tế yêu cầu sẽ làm cho sự tham gia của cộng đồng bị thui chột và mang tính hình thức.

Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải: Thông tư số 10/2010/TT- BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Như vậy cho thấy thực trạng sự tham gia cho thấy quá trình thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào quy hoạch phát triển GTNT và các quy hoạch khác như thủy lợi, dân cư, phân vùng kinh tế,

sử dụng đất đai và phải đề cập đến khả năng mở rộng để tránh phải di dân, đền bù và giải toả sau này. Trong khi đó thì công tác quy hoạch chỉ dựng lại quy hoạch đối khu trung tâm xã chưa chi tiết đến các điểm dân cư nông thôn. Thêm vào đó chưacó các quy định cụ thể để cơ quan cũng như cộng đồng người dân tham gia sâu kiểm soát được chất lượng của công trình cũng như hồ sơ thiết kế của công trình.

Thực tế chúng ta mới chỉ huy động được sự đóng góp của các tổ chức quốc tế và phần nhỏ đóng góp của nhân dân mà chưa huy động được hầu khắp các thành phần kinh tế, chưa đủ khả năng và điều kiện để 100% đường giao thông được “cứng hóa”. Để có nguồn lực thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông, Nhà nước chưa thực sự giữ vai trò trung trung tâm để huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và từ các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn này, đặc biệt là vốn góp của dân phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.

Theo kết quả điều tra thể có tới 66,7% số người được hỏi ở công trình đường GTNT bản Lai Hà số người cho rằng nên giao đường giao thông cho cộng đồng đó trực tiếp quản lý. Do được đầu tư bằng vốn ngân sáchNhà nước, còn tâm lý thụ động, ỷ lại nên mới có 30,8% số người được hỏi ở công trình đường GTNT bản Chang cho rằng nên giao cho cộng đồng quản lý. Do vậy, sau khi các công trình đường giao thông hoàn thành phải tổ chức chuyển quyền sở hữu cho cộng đồng hưởng lợi quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng kể cả các công trình Nhà nước đầu tư vốn 100%. UBND xã chỉ theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn, cộng đồng hưởng lợi sẽ trực tiếp tổ chức lập các nhóm, tổ, đội và huy động nguồn lực nhằm quản lý, bảo trì công trình. Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho công trình bền vững và đạt hiệu quả đầu tư cao.

- Thực hiện chưa thực sự tốt và hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở chưa cao mà dừng lại hình thức: Thực hiện chưa nghiêm chỉnh và hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, tránh hình thức, cần tôn trọng các quyền được biết và được bàn của cộng đồng. Cơ sở pháp lý để thực hiện là Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh này thay thế Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ). Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, tổ dân phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thực chất là tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng có thể ý thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển đường giao thông. Trong môi trường đó người dân hiểu rõ những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng và quản lý đường giao thông không chỉ ở địa phương mà trong cả tiến trình phát triển chung của xã hội. Phạm vi nội dung của quy chế dân chủ khá bao quát song có thể hiểu đơn giản với vai trò của ngưòi dân như sau: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi.

Sự tham gia của người dân vừa là mục đích vừa là phương tiện cần được thể chế hoá bảo đảm sự tham gia của người dân càng nhiều thì tính bền vững và sự thành công càng cao. Đối với công trình đường giao thông, nó mang lại lợi ích trực tiếp mà cộng đồng dễ dàng nhận biết được. Do vậy, để cộng đồng tham gia đầy đủ tất cả các giai đoạn xây dựng và quản lý sử dụng thì yếu tố quan trọng đầu tiên là người dân phải có nhu cầu, phải “cần” công trình. Việc thực hiện cơ chế dân chủ là đề cao vai trò làm chủ của cộng đồng địa phương do vậy phải bảo đảm các quyền cơ bản của người dân trong xây dựng và quản lý đường giao thông.

c. Nhóm các yếu tố về quản lý, khả năng huy động sự tham gia cộng đồng

- Về nhận thức của các cán bộ chính quyền các cấp

Chính quyền các cấp là trung tâm, là gốc rễ và là yếu tố quyết định đến thành công khi triển khai áp dụng các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia. Nhận thức của một bộ phận cán bộ chính quyền các cấp tại huyện, xã còn hạn chế, trình độ năng lực chưa đáp ứng được tình hình hiện nay. Cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức, quản lý, điều hành, hỗ trợ, giám sát của các cơ quan công quyền đôi lúc, đôi khi còn chưa hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện từng vùng và sự hoạt động tốt bộ máy của chính quyền địa phương sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng.

Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với bà Lò Thì Thắm, cán bộ địa chính xã Lê Lợi và ông Mai Văn Thắng là chuyên viên phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Nậm Nhùn phụ trách mảng giao thông cụ thể như sau:

Hộp 3.5. Phỏng vấn sâu: Bà Lò Thị Thắm, cán bộ địa chính xã Lê Lợi

Chỉ người dân là hiểu rõ nhất về khu vực mình đang sinh sống. Nếu họ tham gia xây dựng GTNT họ sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với con đường và thấy gắn bó hơn. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền để dân hiểu còn nhiều khó khăn vì ở đây nhiều dân tộc khác nhau nên ý thức cũng khác nhau lắm.

Hộp 3.6. Phỏng vấn sâu: Ông Mai Văn Thắng, cán bộ Phòng Kinh tế và Hạ tầng Huyện Nậm Nhùn, phụ trách vấn đề GTNT

Tôi đã phụ trách vấn đề phát triển GTNT ở huyện nhiều năm. Qua thực tế, những thôn nào, xã nào huy động được người dân tham gia vào xây dựng và quản lý đường giao thông thì hiệu quả tốt hơn hẳn. Khó nhất là làm sao cho dân hiểu, đây là vấn đề của họ chứ không chỉ của các cấp chính quyền.

Qua kết quả phỏng vấn chuyên sâu cho thầy cán bộ đã ý thức được tầm quan trọng của người dân trong tham gia phát triển giao thông thôn. Tuy nhiên gặp một số khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân

tham gia xây dựng công trình giao thông tại các bản về: Trình độ người dân hạn chế, đường xá đi trên địa bàn trải dài, đi lại khó khan đặc biệt trong những ngày mưa lũ, địa bàn chủ yếu là ngườ dân tộc, bất đồng ngôn ngữ…. ảnh hướng lớn đến công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu vai trò, trách nhiệm lợi ích tham gia xây dựng công trình giao thông.

- Về công tác tuyên truyền xây dựng GTNT:Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng giao thông được thể hiện bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)