5. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng hệ thống GTNTtại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ QL12 đi tỉnh Điện Biên và một số tỉnh Tây Bắc; tỉnh lộ 127 dài 65 km, điểm đầu từ Lai Hà, điểm cuối xã Mường Mô là tuyến giao thôngnối tỉnh lỵ và các huyện với khu trung tâm huyện Nậm Nhùn; đường tỉnh lộ Pa Tần - Mường Tè chạy qua huyện đã được đầu tư chất lượng tương đối tốt kết nối giao lưu giữa huyện Nậm Nhùn và huyện Mường Tè.
Việc đi lại hết sức khó khăn, phương tiện cơ giới chưa đi lại được; đường vành đai biên giới dài 54 km (đường Pa Tần - Mường Tè đoạn Pa Tần - Hua Bum) đường cấp cấp phối.
Bảng 3.1: Các tuyến đƣờng trọng điểm của Huyện Nậm Nhùn STT Tên tuyến đƣờng Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài
(km) Cấp đƣờng 1 Tuyến đường Pa Về Sử - Hua Bum Pa Vệ Sử, Mường Tè Xã Hua Bum 14,4 D 2
Tuyến đường Hua Bum - Nậm Ban - Trung Chải
Hua Bum Trung Chải 25,0 D
3 Đường Trung Chải -
Pa Tần Trung Chải Biên giới 9,7 D
Nguồn: Đề án phát triển giao thông giai đoạn 2016 - 2020, huyện Nậm Nhùn
Ngoài các tuyến đường tuần tra, mạng lưới đường giao thông trong huyện còn có: Đường huyện, đường xã, đường dân sinh.
- Đường huyện, đường xã: Là các tuyến đường nối các trung tâm phát triển hoặc thị trấn huyện, nối các xã, nối các khu dân cư/đến trung tâm xã và các tuyến đường giao cắt qua các tuyến đường tỉnh. Các tuyến đường GTNT từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, đường liên xã dài 71,4 km. Trong đó, đường láng nhựa 25,5 km chiếm 37%, đường cấp phối 3,5 km, chiếm 5%,
còn lại là đường đất 40 km chiếm 58%. Một số xã có đường từ trung tâm huyện đến xã còn xa như từ huyện đến xã Nậm Ban, Trung Trải, Hua Bum và phải đi qua huyện khác.
- Đến năm 2015, toàn huyện có 10/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; 72% số(50/70 bản) có đường ô tô; 55%có đường xe máy đi lại thuận tiện bốn mùa. Nhiềuvùng cao, biên giới trên địa bàn huyện chưa có đường giao thông để khai thác phát triển.
- Mật độ Km đường GTNT/km2 và km/1.000 dân của Nậm Nhùn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh. Đến năm 2013, tỷ lệ số Km chiều dài đường GTNT trên 01 km2
huyện Nậm Nhùn là 0,09 km/km2 (tỉnh là 0,4 km/km2). Số Km chiều dài đường GTNT trên 1.000 người dân là 6,0 km/1.000 dân (tỉnh 7,4 km/1000 dân).
Như vậy, mạng lưới đường GTNT từ khi thành lập huyện đã được quan tâm đầu tư nhưng so với nhu cầu còn thiếu cả về số lượng, kém về chất lượng. Do đặc thù địa hình miền núi chia cắt phức tạp, kết hợp với tập quán cư trú, sản xuất của đồng bào các dân tộc nên mạng lưới giao thông phân bố không đều.
Các tuyến đường GTNT tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp song chưa nhiều, số Km đường bộ có chất lượng kém, chưa đúng cấp kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn. Hệ thống cầu, cống được xây dựng nhiều giai đoạn khác nhau nên sức chịu tải cũng khác nhau và còn nhiều cầu trên một số tuyến có tải trọng nhỏ (cầu dân sinh) không phù hợp với nhu cầu vận tải hiện nay. Đa số các tuyến GTNT chưa được vào cấp, hệ thống thoát nước tạm, một số tuyến chưa có cầu, ngầm tràn rất khó khăn cho các phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.
Có 41/70 thôn bản, có đường xe máy đi lại được thuận tiện chiếm 58% còn lại cácđã có đường đến thôn bản, nhưng đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Từ những số liệu trên cho thấy mạng lưới giao thông đường bộ của huyện, đặc biệt là GTNT tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng tốc độ còn chậm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế từng vùng miền. Số xã,có đường ô tô, xe máy chỉ đi lại được mùa khô còn nhiều, do đó đã làm hạn chế đến việc lưu thông và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, huyện, tỉnh.
* Đánh giá chung về đường giao thông trên địa bàn huyện
Hệ thống mạng lưới đường giao thông của huyện phân bổ tương đối hợp lý, có những tuyến đường nối với đường tỉnh, đường huyện, đường tạo điều kiện thuận lợi cho mối giao lưu giữa các trong huyện, giữa huyện với các huyện khác của tỉnh Điện Biên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân huyện.
+ Về quy hoạch: Mạng lưới giao thông huyện đã được quy hoạch bao gồm các điểm dân cư, các vùng sản xuất chuyên canh phục vụ nhu cầu cho sự đi lại người dân
+ Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Chất lượng của các tuyến đường này còn nhiều hạn chế, kết cấu bề mặt, hệ thống thoát nước mặt chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải và độ bền vững của tuyến. Mặt khác, đường cấp phối và đường đất luôn bị bụi bẩn về mùa khô và lầy lội khi trời mưa, nhiều tuyến đường nhanh chóng xuống cấp sau khi thi công hoàn thành. Người và phương tiện giao thông đi lại trên tuyến còn gặp khó khăn.
+ Về quản lý khai thác: Trong những năm qua, huyệnđã có những văn bản mang tính pháp quy nhằm bảo đảm việc khai thác bình thường của mạng lưới như hành lang bảo vệ của các tuyến trục huyện, thôn, xóm. Cộng với các văn bản mang tính pháp quy của Chính phủ về công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, nên các tuyến đường thuộc mạng lưới các công trình trên tuyến được bảo vệ, không bị các cá nhân xâm hại gây cản trở giao thông.
Tuy nhiên, do một số nơi mặt đường, hệ thống thoát nước mặt không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, việc duy tu bảo dưỡng không xử lý triệt để, công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức, phân cấp trong quản lý còn nhiều bất cập nên đã dẫn đến sự xuống cấp của nhiều tuyến đường, các thôn/xóm/bản chưa có hương ước bảo vệ đường giao thông nên nhiều nơi mặt đường bị xuống cấp nhanh chóng, nhất là trong mùa mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho việc giao thông vận tải dẫn đến việc mùa khô thì bỏ công sức ra để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa đường và đến mùa mưa lại bị phá hỏng.
Thêm vào đó nếu như không có hương ước về bảo vệ và sử dụng các con đường, và do cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn nhiều bất cập và thiếu tính đồng bộ nên việc đào đường và thoát nước sinh hoạt, cấp nước cho cây trồng của các hộ nông dân thường xẩy ra,nhất là đối với hệ thống đường qua các khu vực canh tác thường bị phá huỷ hàng năm với khối lượng lớn nhất trong hệ thống mạng lưới đường GTNT.
3.3. Thực trạng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng GTNT tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
3.3.1. Thực trạng sự tham gia của người dân trong quyết định các vấn đề xây dựng đường GTNT xây dựng đường GTNT
Thời gian qua, huyện Nậm Nhùn đã tích cực chủ động chuyển dần từ hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng đường GTNTsang hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm trong đó phần lớn chi phí đầu tư xây dựng và quản lý do cộng đồng hưởng lợi đóng góp. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần (chủ yếu là xi măng, cát, đá chở về tận nơi xây dựng) đã tạo cơ sở để người dân được tham gia nhiều hơn trong xây dựng và quản lý công trình.
Quan điểm của chính quyền địa phương là khuyến khích “dân biết,
dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong mọi hoạt động của quá trình xây
dựng và quản lý đường giao thông. Ban Thường vụ tỉnh đã có Nghị quyết về phát triển GTNT tỉnh đã tạo ra bước cải thiện ban đầu cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khích lệ phong trào tham gia của cộng đồng trong xây dựng đường giao thông ở Nậm Nhùn. Hai công trình điển hình là công trình đường GTNT bản Chang và bản Lai Hà, xã Lê Lợi. Thông tin chi tiết về hai công trình được thống kê ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu của công trình GNTN bản Chang và bản Lai Hà Chỉ tiêu Đơn vị Đƣờng GTNT
bản Lai Hà
Đƣờng GTNT bản Chang
Tổng thời gian chuẩn bị xây dựng tháng 2 5
Thời gian khảo sát, thiết kế ngày 30 90
Giá trị khảo sát, thiết kế triệu đồng 19,5 43,08
Sức chịu tải thiết kế tấn 6 6
Sức chịu tải thực tế tấn 6 5
Tỷ lệ công suất sử dụng % 100 83,33
Nguồn: Báo cáo Nông thôn mới xã Lê Lợi năm 2015
Bảng 3.3: Ngƣời dân đƣợc cung cấp thông tin về xây dựng đƣờng GTNT
Công trình Số mẫu
Đƣợc cung cấp thông tin Không đƣợc cung cấp thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Công trình bản Chang 60 5 8,33 55 91,77 Công trình bản Lai Hà 60 40 66,67 20 33,33 Trung bình 37,5 62,55
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2016
Để khuyến khích người dân tham gia tích cực vào phát triển GTNT, trước hết họ cần được cung cấp đầy đủ thông tin từ giai đoạn chuẩn bị triển khai các dự án đường GTNT.
Mặc dù khuyến khích người dân tham gia nhưng tỷ lệ người dân được cung cấp thông tin chiếm tỷ lệ tương đối thấpvà có sự chênh lệch giữa các bản, trung bình hai bản là37,5%, trong đó đối bản Chang là 8,33%, bản Lai Hà là 66,67%.
Kênh cung cấp thông tin cũng rất đa dạng. Kết quả điều tra 60 hộ dân thuộc bản Chang và 60 hộ dân bản Lai Hà cho thấy, thông tin chủ yếu được truyền tải qua các cuộc họp bản, họp xóm, thông báo của già làng, trưởng bản, qua kênh của bí thư chi bộ và các đồng chí Đảng viên trong bản.
Bảng 3.4: Kênh cung cấp thông tin cho ngƣời dân về đƣờng GTNT
Kênh cung cấp thông tin
Công trình bản Chang Công trình bản Lai Hà Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) so với số ngƣời đƣợc biết thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) so với số ngƣời đƣợc biết thông tin Họp dân 0 0 35 63,63
Đài phát thanh thôn, xã 0 0 32 58,18
Các tổ chức đoàn thể 5 100 36 64,4
Báo, đài, tivi 0 0 0 0
Họ hàng, hàng xóm 0 0 34 61,8
Khác 0 0 0 0
- Số người được biết thông tin Bản Chang: 05 người. - Số người được biết thông tin Bản Lai Hà: 40 người.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, 2016
Như vậy, kênh cung cấp thông tin cho thấy đối bản Chang người dân được biết thông tin là 5 (người)/60 phiếu điều tra chủ yếu là các lãnh đạo của bản được biết thông tin 100% qua tổ chức. Đối với bản Lai Hà số người được biết thông tin là 55/60 phiếu điều tra
Người dân có thể tham gia vào nhiều nội dung khác nhau để quyết định tuyến đường nào cần được ưu tiên xây dựng, mức kinh phí, mức đóng góp của dân, khả năng kiểm tra, giám sát, quản lý. Từ thực trạng các công trình mà cộng đồng đang sử dụng, họ có thể đề xuất nhu cầu xây dựng công trình, đề xuất quy mô xây dựng sao cho có thể đáp ứng nhu cầu đi lại thực tế của họ hoặc có thể cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác khảo sát, thiết kế, tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện hồ sơ khảo sát thiết kế.
Bảng 3.5: Nội dung tham gia của ngƣời dân trong xây dựng đƣờng GTNT
Nội dung tham gia của ngƣời dân Công trình bản Chang Công trình bản Lai Hà Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) so với số ngƣời đƣợc biết thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) so với số ngƣời đƣợc
biết thông tin
Đề xuất nhu cầu xây dựng
công trình 5 100 25 62,50
Đề xuất quy mô công trình 3 60 21 52,50
Cung cấp các thông tin phục
vụ khảo sát, thiết kế 0 0 22 55,00
Đề xuất mức độ đóng góp
của nhân dân 0 0 11 27,5
- Số người được biết thông tin Bản Chang: 05 người. - Số người được biết thông tin Bản Lai Hà: 40 người.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, 2016
Trong thời gian qua, hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm mặc dù đã có những biến đổi tích cực trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn trước khi xây dựng. Nhưng việc xác định nhu cầu đầu tư xây dựng của không ít công trình vẫn do UBND xã chỉ định từ trước. Trong quá trình khảo sát, thiết kế, sự tham gia chủ yếu của cộng đồng cung cấp các thông tin cho đơn vị tư vấn phục vụ khảo sát, thiết kế công trình. Nhưng chất lượng còn thấp và mang nặng tính hình thức, thể hiện ở chỗ công trình sau khi xây dựng xong không phù hợp với thực tế nơi xây dựng. Đối với quá trình lập kế hoạch về nguồn lực và kế hoạch tổ chức thi công sự tham gia của cộng đồng rất ít, chủ yếu là cán bộ của xã, thôn hay ban xây dựng công trình quyết định. Một số công trình, người dân chỉ được thông báo mình phải đóng góp bao nhiêu và phương thức đóng góp như thế nào?
a. Đối với đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi
Năm 2013, UBND xã Lê Lợi báo cáo UBND huyện Nậm Nhùn về tình trạng xuống cấp của tuyến đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi, nhân dân đi lại rất khó khăn và đề nghị UBND huyện cho phép nâng cấp cải tạo tuyến đường này. Sau khi xem xét đề nghị của UBND xã Lê Lợi và ý kiến tham mưu của phòng Công thươngvà phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Nậm Nhùn đã đồng ý cho đầu tư xây dựng tuyến đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi với nguồn vốn 100% là Ngân sách Nhà nước, đồng thời giao cho Phòng Công thương của huyện làm chủ đầu tư. Các trình tự về đầu tư xây dựng tuyến đường này do chủ đầu tư thực hiện theo trình tự thủ tục xây dựng cơ bản.
Trong quá trình triển khai khảo sát, thiết kế đơn vị tư vấn thực hiện chậm, không có sự tham gia của cộng đồng, công việc tiến hành độc lập theo hợp đồng đã ký. Khi tiến hành khảo sát, đo đạc thực tế đơn vị tư vấn chỉ làm việc với lãnh đạo và cán bộ địa chính, xây dựng của xã. Hoàn tất quá trình khảo sát thiết kế Công ty đã giao nộp sản phẩm cho Phòng Công thương. Sau khi được các cơ quan chuyên môn thẩm định, UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi. Công việc tiếp theo là lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị thi công xây dựng và giám sát thi công do Phòng Công thương thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Với cách thức này, quá trình chuẩn bị xây dựng của công trình phải tuân theo trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước từ đó chất lượng giai đoạn này sẽ được bảo đảm. Một trong những ưu điểm của hình thức đầu tư này là hồ sơ thiết kế thiết kế phải được cơ quan chuyên môn của UBND huyện Nậm Nhùn thẩm định trên cơ sở tuân thủ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông vận tải của huyện và phù hợp với các quy hoạch khác của địa phương.
Như vậy, qua quá trình xác định sự cần thiết phải đầu tư, khảo sát, thiết kế, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi cho thấy hầu như không có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Việc xác định nhu cầu hay sự cần thiết phải đầu tư ở đây là cơ chế “xin - cho” mà không có sự tham vấn của cộng đồng, không có sự tìm hiểu khảo sát xem thực tế nhân dân đi lại khó khăn như thế nào? Mùa mưa như thế nào? Mùa khô ra sao? Các loại phương tiện thường lưu thông trên tuyến, lưu lượng nhiều hay ít?...
Mức độ tham gia của người dân quá ít trong giai đoạn này, người được biết, được bàn, được đóng chủ yếu là cán bộ thôn. Hơn nữa, trong công tác khảo sát thiết kế hoàn toàn do đơn vị tư vấn được Phòng Công thương lựa chọn thực hiện, cộng đồng - đối tượng được phục vụ không