5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình huyện Nậm Nhùn rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình. Một số kiểu địa hình chính của huyện:
- Địa hình núi cao và trung bình (>700m) có diện tích 99.942,04 ha chiếm 72,1% diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở các xã Pú Đao, Nậm Manh, Hua Bum, Nậm Ban. Dạng địa hình núi cao sẽ được định hướng đầu tư, khai thác để trồng cây sơn tra.
- Địa hình núi thấp (<700m) có diện tích 37.936,33 ha, chiếm 27,3% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu phía Nam và phía Tây Nam của huyện. Dạng địa hình dạng này tập trung ở các xã Nậm Hàng, Mường Mô, Nậm Pì và thị trấn Nhùn và được định hướng tập trung trồng cây cao su và cây mắc ca.
- Địa hình thung lũng hẹp: diện tích 763,45 ha chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các sông và suối nhỏ. Phần lớn địa hình dạng này khá bằng phẳng và đang được khai thác để trồng lúa nước và cây trồng ngắn ngày. Dạng địa hình mang lại cơ hội của huyện phát triển thủy điện nhỏ và vừa (địa hình dốc và nhiều sông, suối). Tuy nhiên, dạng địa hình của huyện
cũng gây ra một số khó khăn: (i) Làm tăng suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…); (ii) Địa hình có độ dốc lớn, chia cắt gây khó khăn cho huyện trong quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn; (iii) Địa hình dốc với tỷ lệ cát lớn, xốp, dễ rửa trôi khi mưa là thách thức cho huyện trong chống xói mòn đất.
b. Khí hậu
Khí hậu Nậm Nhùn mang đặc điểm của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nậm Nhùn nằm trong vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 9. Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3.000 mm/năm; vùng núi trung bình dao động 2.000 - 2.500 mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1.500 - 1.800 mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít (316,4 mm/năm), trong thời gian này thường có sương mù và xuất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình là 2.531 mm/năm.
Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng mùa mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng tháng 02 khô hạn, độ ẩm không khí dưới 50%.
Nhiệt độ ở huyện có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi cao có nhiệt độ bình quân 150C, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 200
C, ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ bình quân cao hơn 230C. Nhiệt độ bình quân năm 22,40C; nhiệt độ cao nhất 390C; nhiệt độ thấp nhất 10C. Bình quân số giờ nắng/năm là 1.881 giờ và khoảng 5,15 giờ/ngày. Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.1680
C.
Đặc điểm khí hậu của huyện tạo lợi thế cho huyện trong : (i) Phát triển du lịch sinh thái ở một số xã vùng cao có khí hậu khá mát mẻ như Hua Bum , Nậm Ban, Nậm Pì, Nậm Chà và nhất là xã Pú́ Đao (trung bình khoảng 15o
(ii) Phát triển các loại cây, con xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như rau, quả; (iii) Nhiệt độ vùng thấp huyện thích hợp cho phát triển cây cao su.
Đặc điểm khí hậu cũng tạo ra một số khó khăn cho huyện: (i) Mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và tháng 9 hàng năm là thách thức cho huyện trong đảm bảo tính mạng và tài sản và khắc phục hậu quả khi hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sẩy ra; (ii) Mùa mưa kéo dài (liên tục từ tháng 6 đến tháng 9) là thách thức cho huyện trong kiểm soát kế hoạch trồng trọt và chăm sóc mùa màng; đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng các công trình, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi.