Mục tiêu, phương hướng tham gia người dân phát triển giaothông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.3. Mục tiêu, phương hướng tham gia người dân phát triển giaothông

Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là xã hội hoá công tác xây dựng GTNT, giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả trong xây dựng và quản lý công trình.

Để đạt được mục tiêu trên, quá trình xây dựng và quản lý đường giao thông từ nay đến năm 2020 sẽ phấn đấu nhằm vào 3 mục tiêu cụ thể là:

i) Đẩy mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng và quản lý đường giao thông trên địa bàn;

ii) Phấn đấu cứng hóa 100 % các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện; iii) Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương 2015 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nậm Nhùn.

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia của ngƣời dân phát triển GTNT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn

Qua phân tích thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông ở hai công trình nghiên cứu, đề tài xin đề xuất một số nội dung nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng như sau:

4.2.1. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả tham gia của người dân phát triển GTNT gia của người dân phát triển GTNT

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào các văn bản pháp lý. Cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia công đồng trong phát đường giao thông cần được cụ thể hóa theo các nội dung sau:

Tăng cường vai trò định hướng của Nhà nước:Như phân tích thực trạng sự tham gia cho thấy quá trình thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào quy hoạch phát triển GTNT và các quy hoạch khác như thủy lợi, dân cư, phân vùng kinh tế, sử dụng đất đai và phải đề cập đến khả năng mở rộng để tránh phải di dân, đền bù và giải toả sau này. Để làm được điều này thì công tác quy hoạch cần phải làm tốt, cần phải lấy ý kiến của cộng đồng khu vực được quy hoạch, khi được phê duyệt thì phải công bố cho nhân dân và các đơn vị có liên quan được biết. Đồng thời cần phải có các quy định để cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng của công trình cũng như hồ sơ thiết kế của công trình. Hoàn thiện và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT, các định mức tiêu hao vật tư, lao động... để phục vụ cho việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông.

Để có nguồn lực thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông, Nhà nước phải giữ vai trò trung trung tâm để huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và từ các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn này, đặc biệt là vốn góp của dân phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.

Thực hiện việc phân cấp và trao quyền triệt để hơn: Việc thể chế hoá vấn đề phân cấp và trao quyền cho chính quyền cấp cơ sở và cộng đồng phải được thể hiện bằng các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn cụ thể của các cấp có thẩm quyền về các nội dung:

+ Quyền xác định các yêu cầu thiết thực với cuộc sống hiện tại của người dân, công trình nào là cần nhất, bức xúc nhất của cộng đồng (sự cần thiết phải đầu tư). Chính quyền các cấp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức các hình thức thông tin để người dân có cơ hội bày tỏ nguyện vọng của họ.

+ Quyền tham gia xây dựng: Cộng đồng phải được quyền lựa chọn, ký hợp đồng đối với các đơn vị tư vấn và nhà thầu... huy động sức lao động trên địa bàn tham gia thực hiện càng nhiều càng tốt, nhằm tạo cơ hội tăng thu nhập bằng tiền cho người dân.

+ Quyền kiểm tra, giám sát: Thực hiện được quyền này, chính bản thân cộng đồng sẽ có trách nhiệm hơn và tự tin hơn, tránh được tư tưởng ỷ lại, trông trờ cấp trên và đòi bao cấp.

+ Quyền quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng.

- Thực hiện tốt và có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thực chất là tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng có thể ý thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển đường giao thông. Trong môi trường đó người dân hiểu rõ những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng và quản lý đường giao thông không chỉ ở địa phương mà trong cả tiến trình phát triển chung của xã hội. Phạm vi nội dung của quy chế dân chủ khá bao quát song có thể hiểu đơn giản với vai trò của ngưòi dân như sau: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi.

4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đến người dân về phát triển GTNT luật đến người dân về phát triển GTNT

Thực tế hiện nay số công trình có sự tham gia của người dân vẫn còn rất khiêm tốn, thậm chí có sự tham gia của người dân nhưng người dân vẫn rất thiếu thông tin, chỉ biết mình phải làm gì, đóng góp bao nhiêu. Còn một số không ít người dân không được biết và tham gia vào thiết kế, kế hoạch và phương án tổ chức thi công xây dựng đường, quyền lợi của họ ra sao? Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng đóng vai trò như một công cụ tác động trực tiếp và làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng. Việc này tuy đã thực hiện, nhưng cần quan tâm hơn đến chất lượng và cách thức, hệ thống tuyên truyền phải được xây dựng đồng bộ từ cấp huyện tới chính quyền xã, thôn và kết hợp rộng rãi với các đoàn thể nhân dân như hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ... Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông như phát thanh, bản tin nội bộ, phát động cuộc thi tìm hiểu về mô hình... Cần đưa nội dung chất lượng quản lý đường giao thông là một tiêu chí đánh giá trong các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể.

Để thực hiện thành công mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm cần phải nhận thức đúng mức về vai trò của cộng đồng. Cần phải tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng đối với đông đảo các tầng lớp về vai trò, vị thế của cộng đồng, đặc biệt cần hướng tới đội ngũ cán bộ làm việc ở Nhà nước. Có nhận thức đúng đắn về vai trò của cộng đồng thì mới có chính sách phù hợp với năng lực của họ, khai thác phát huy sức mạnh của họ.

Bên cạnh đó, với vai trò to lớn của mình, cộng đồng hưởng lợi phải có hiểu biết nhất định về xây dựng và trình độ quản lý. Cần phải triển khai một cách nghiêm túc việc nâng cao trình độ của cộng đồng đối với xây dựng, quản lý đường giao thông. Đây cũng là một nội dung mà các nhà tài trợ WB, DFID rất quan tâm khi tài trợ cho dự án. Ngoài những khoản kinh phí để xây dựng các tuyến đường GTNT, nhà tài trợ còn cấp cho địa phương nơi xây dựng

(thông qua Sở Giao thông vận tải) một khoản kinh phí đáng kể để phổ biến những kiến thức cơ bản về đường GTNT và quản lý, bảo dưỡng đường GTNT cho người dân. Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, tránh lãng phí, chính quyền địa phương có thể sử dụng ngay bộ phận chuyên môn của mình (như cán bộ phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, cán bộ UBND xã đã được đào tạo) để mở các lớp tập huấn ngắn hạn tại chỗ cho cộng đồng hưởng lợi. Có am hiểu được kiến thức về xây dựng và quản lý đường giao thông thì người dân có thể tham gia thực chất hơn, có hiệu quả hơn mà không bị hình thức.

4.2.3. Tạo cơ chế cho sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường GTNT đường GTNT

Thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng và quản lý, khai thác các công trình đường giao thông. Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác. Chính quyền địa phương cần xây dựng một quy chế đầu tư chi tiết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết, quyết định, chỉ thị.. của cấp trên cho các công trình đường giao thông như một quy trình chặt chẽ khoa học để cộng đồng có căn cứ pháp lý triển khai.

- Đối với giai đoạn trước khi xây dựng: Cần phải dựa vào thực tế của địa phương và ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng. Không nên mắc bệnh quan liêu, không kiểm tra tình hình thực tế, đầu tư không đúng lúc, đúng chỗ gây lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, có những quy định có sự tham gia của cộng đồng khi xác định sự cần thiết phải đầu tư, ví dụ như trước khi quyết định đầu tư, phải có tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng nơi chuẩn bị cho xây dựng đường giao thông. Có quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân như UBND xã, trưởng thôn, và nhân dân trong thôn. Cần tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc quy định cộng đồng không những được biết mà phải được bàn, được quyết định những

vấn đề quan trọng như lựa chọn đơn vị tư vấn, lựa chọn đơn vị thi công, thông qua thiết kế, thông qua các thức huy động và mức đóng góp.

Đồng thời có quy định để người dân tham gia giám sát quá trình khảo sát của các đơn vị tư vấn. Thậm chí sau khi sản phẩm khảo sát, thiết kế hoàn thành phải được các cơ quan chuyên môn thẩm định, lấy ý kiến tham gia, góp ý của cộng đồng nơi xây dựng.Đối với giai đoạn thi công xây dựng: Giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn quyết định chất lượng công trình, các công trình không bảo đảm về chất lượng phần lớn nguyên nhân là trong giai đoạn này. Có quy định cụ thể về sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp chất lượng công trình tốt hơn, hiệu quả hơn. Đối với giai đoạn quản lý, khai thác: Do việc quản lý hiện nay vẫn mang nặng tính chất áp đặt từ trên xuống, không bám sát thực tế và do vậy còn thiếu các quy định rõ ràng, phù hợp với thực tế đang phát triển. Cần phân cấp một cách triệt để, đó là giao cho cộng đồng hưởng lợi trực tiếp quản lý đường giao thông, không kể nguồn vốn hay hình thức đầu tư nào, cơ quanquản lý Nhà nước chỉ có chức năng hướng dẫn, theo dõi, giám sát.

4.2.4. Huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường GTNT lý đường GTNT

Với hình thức Nhà nước và nhân cùng làm thì mức độ cộng đồng hưởng lợi sẵn sàng tham gia cao hơn công trình Nhà nước đầu tư hoàn toàn. Cộng đồng sẵn sàng tham gia, vì khi được tham gia đóng góp công sức tiền của để xây dựng công trình người dân mong muốn tham gia vì muốn việc đi lại tốt hơn, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn, khi hoàn thành họ sẽ có ý thức về sở hữu và có quyền và trách nhiệm về tài sản của họ. Vì vậy, cần huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông.

Sử dụng các công cụ, phương pháp khoa học, hợp lý và linh hoạt nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng đạt hiệu quả. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình đòi hỏi phải có

những phương pháp thực tiễn khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tạo cho sự tham gia của cộng đồng có tính tự giác cao. Trong quá trình huy động cũng cần có chính sách ưu tiên cho hộ nghèo, hộ neo đơn, hộ khó khăn và tạo thêm việc làm cho chính cộng đồng hưởng lợi.

Đồng thời huy động sự tham gia đông đảo của các tổ chức xã hội tại cộng đồng vào xây dựng và quản lý đường giao thông như Chi hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... Cần dựa vào hoạt động của các tổ chức này để thực hiện huy động sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi, cho phép nâng cao hiệu quả của sự tham gia, đồng thời lồng ghép được hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đoàn hội khác.

4.2.5. Xây dựng các phong trào, thi đua, khen thưởng

Để đạt được mục tiêu đề ra, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Nậm Nhùn cần thực hiện nhiều cơ chế thi đua, khen thưởng để khích lệ các xã xây dựng đường giao nông thông đạt tiêu chí giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Công tác khen thưởng được thực hiện linh hoạt để kịp thời ghi nhận, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phong trào xây dựng nông thôn mới để khích lệ phong trào. Bên cạnh cơ chế động viên kịp thời các địa phương hoàn thành xuất sắc tiêu chí, phấn đấu về đích sớm trong xây dựng đường GTNT.

UBND tỉnh, huyện cần ban hành quy chế xét khen thưởng thành tích xây dựng đường GTNT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, đề xuất các nội dung thưởng công trình phúc lợi và các hình thức khen thưởng khác phù hợp với điều kiện của tỉnh như tặng Cờ thi đua, tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện nhân dịp sơ kết, tổng kết hàng năm.

Thêm vào đó, cần có hình thức khen thưởng kịp thời đối với Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực tham gia xây dựng, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát công trình giao thông bản, xã trên địa bàn huyện.

4.2.6. Đa dạng hóa hình thức cộng đồng tham gia xây dựng GTNT

Như vậy, mục tiêu đặt ra từ nay đến năm 2020 là rất lớn, tiêu chí nông thôn mới về GTNThuyện Nậm Nhùnđạt được 60% số xã đạt xã nông thôn mới. Hướng tới, quan trọng nhất là huy động các nguồn lực của Trung ương và địa phương đầu tư GTNT; các bộ ngành Trung ương cần tính toán để tăng thêm nguồn lực, lồng ghép vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác (ODA, các nhà tài trợ…). Việc bố trí vốn ngân sách địa phương, các tỉnh, thành cần chủ động và chú ý đến từng vùng, ưu tiên cho các xã miền núi, nhất là các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, thu ngân sách thấp. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa, nghiên cứu áp dụng các hình thức công - tư đối với đường GTNT, trong đó:

(i) Áp dụng hình thức BT theo hướng DN bỏ kinh phí xây dựng đường, chính quyền trả nhà đầu tư bằng đất, cho khai thác vật liệu xây dựng hoặc các hình thức khác;

(ii) Áp dụng hình thức BOT đối với việc xây dựng đường huyện, đường có lưu lượng lớn và các công trình bến phà, cầu phao, bến xe và các hạng mục khác có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

(iii) Kết hợp giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất thương mại dịch vụ giao thông vận tải để chuyển nhượng, cho thuê tạo thêm vốn cho phát triển đường GTNT;

Bên cạnh đó, cần tích cực vận động người dân tham gia vào công cuộc xây dựng GTNT, tuy nhiên huy động phải vừa sức dân, đối với vùng nghèo ngân sách là chủ yếu. Nhân rộng các mô hình điển hình, hoạt động có hiệu quả như: Nhân dân tự tổ chức thực hiện Nhà nước hỗ trợ vốn, vật liệu (xi

măng, sắt thép); thành lập các tổ đội thi công miễn phí dân nuôi. Tích cực kêu gọi, vận động sự hảo tâm của kiều bào nước ngoài thông qua hội đồng hương; các DN đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đang công tác gương mẫu đóng góp kinh phí để làm đường GTNT cho quê hương.

4.2.7. Nâng cao nhận thức, trình độ, thu nhập, hiểu biết của người dân về xây dựng GTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)