Nâng cao nhận thức, trình độ, thu nhập, hiểu biết của người dân về xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Nâng cao nhận thức, trình độ, thu nhập, hiểu biết của người dân về xây

xây dựng GTNT

a. Nâng cao nhận thức của người dân

Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Đối với nông thônnước ta hiện nay, việc quan trọng nhất là đưa KHKT vào sản xuất nôngnghiệp. Muốn vậy, chúng ta cần quan tâm tới việc nâng cao trình độ dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKT mới. Đồng thời, đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Muốn nâng cao trình độ của người dân một cách toàn diện và mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì cần đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động của thôn, xóm. Các cán bộ từ thị xã đến xã và cán bộ Ban quản lý cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT tới bà con nhằm nâng cao trình độ của người dân trong sản xuất. Tổ chức cho người dân được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích người dân tự học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến, nói rõ nhu cầu và quan điểm của họ trong các buổi họp thôn với mục tiêu 100% các hộđều tham gia các hoạt động. Nói cách khác, người dân cần phát huy hơn nữa tinh thần tham gia lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát của chính mình để cho các hoạtđộng được triển khai và đạt kết quả tốt.

b. Nâng cao thu nhập cho người dân

Để nâng cao khả năng tham gia và sự đóng góp của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trước tiên cần nâng cao thu nhập cho cáchộ nông dân. Bằng các chính sách của nhà nước và của địa phương như chính sách về giải quyết lao động việc làm nông thôn, đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn, phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững…tạo thêm nguồn thu nhập cho những người dân…Khi nhu cầu thiết yếu được đáp ứng thì vấn đề quan tâm đến những việc cộng đồng, địa phương mới được quan tâm. Thu nhập của những hộ nông dân thị xã hiện nay còn thấp, vì vậy, huyện cần có các chính sách phát triển khu vực nông thôn, có sự phối hợp giữa chính người dân và chính quyền địa phương. Mở rộng các làng nghề, các ngành nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp.

c. Nâng cao hiểu biết của người dân trong tham gia xây dựng và quản lý các tuyến giao thông

Việc đào tạo để nâng cao nhận thức của người dân là vấn đề rất quan trọng để giúp họ đưa ra những ứng xử và có những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo những lợi ích chung của cộng đồng

Cung cấp cho người dân địa phương những kiến thức chung về giaothông để nâng cao sự hiểu biết của họ, để người dân tự nhận thấy được ý nghĩa của việc xây dựng các tuyến đường trong thôn và tuyến đường sẽ mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống của chính họ đào tạo cho người dân địa phương những kiến thức về kỹ thuật trong xây dựng cũng như là các hoạt động bảo dưỡng đường là việc làm cần thiết. Trong giai đoạn xây dựng, các kiến thức này sẽ giúp cho các hoạt động được thực hiện đúng theo kỹ thuật chuyên môn và đảm bảo cho chất lượng của các công trình. Ở giai đoạn khai thác, sử dụng và quản lý, kiến thức này sẽ giúp người dân đưa ra những quyết định sửa chữa kịp thời khi phát hiện có sự xuống cấp của các tuyến đường. Đồng thời, họ cũng có thể tự sửa chữa được với những hỏng hóc nhỏ trên các đoạn đường thuộc địa phận của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)