Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Chọn điểm nghiên cứu

Tôi chọn huyện Nậm Nhùn làm điểm nghiên cứu bởi đây được coi là một trong cửa ngõ của tỉnh đi thành phố Lai Châu và tỉnh Điện Biên rất cần được phát triển giao thông để trở thành đầu mối giao thương. Trên địa bàn huyện có thủy điện Lai Châu (là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam) do đó cần các công trình giao thông phụ trợ. Hơn nữa, Nậm Nhùn là địa bàn nông thôn miền núi, việc phát triển giao thông tương đối khó khăn, rất cần sự chung tay của người dân địa phương. Thêm vào đó tôi chọn điển hình hai bản Lai Hà và bản Chang của xã Lê Lợi thực hiện đề tài bởi nguyên nhân xã Lê Lợi là xã một trong hai xã của huyện đạt chuẩn xã Nông thôn mới. Hai bản đã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu về giao thông nông thôn tuy nhiên cách thức thực hiện tại hai bản lại theo hai cách đặc trưng, một bản phụ thuộc hoàn toàn ngân sách nhà nước, một bản có sự kết hợp nhà nước và cộng đồng dân cư.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.4.1.1. Số liệu thứ cấp

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các loại số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu đã được công bố như các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội và giao thông trên địa bàn huyện, các tài liệu của Phòng Tài chínhKế hoạch, Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp huyện, các báo cáo của UBND huyện, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến GTNT và đường giao thông.

2.4.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu mới được thu thập qua phương pháp “Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng PRA”.Phương pháp PRA cơ bản được áp dụng để tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt. Đây là một phương pháp dùng để giao lưu với người dân, hiểu được

họ, học hỏi từ họ. PRA sử dụng một loạt các phương pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân đưa ra, chia sẻ, tranh luận và phân tích các thông tin thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nhãn quan do chính người tham gia tạo nên.Thông qua UBND xã và tiến hành lựa chọn những người dân nhiệt tình, ủng hộ, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng đồng thời thống nhất thời gian địa điểm làm việc để tiến hành các công cụ PRA lựa chọn. Phương pháp này được sử dụng thông qua các câu hỏi, biểu mẫu, phiếu điều tra theo định hướng nội dung của đề tài.

Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả tiến hành điều tra các đối tượng: người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Nậm Nhùn trong đó tập trung điều tra khảo sát 02 công trình GTNT trọng điểm của huyện ở Bản Chang và Bản Lai Hà thuộc xã Lê Lợi, điều tra, phỏng vấn sâu cán bộ thôn, xã, huyện liên quan đến hoạt động xây dựng và quản lý đường giao thông của huyện.

Công thức xác định cỡ mẫu như sau: n= N (1+ N.e2) Trong đó: N là tổng thể n là cỡ mẫu

e: là sai số tối đa (e = 1 – độ tin cậy)

Trong nghiên cứu này, lấy độ tin cậy là 95%. Khi đó e = 0.05 Tổng thể là số dân cư của 2 xã Bản Chang và bản Lai Hà: N = 180 Khi đó, áp dụng công thức, ta tính được

n=

180

= 124

(1+ 180. 0.052)

Bảng 2.1. Bảng số lƣợng và đối tƣợng điều tra Đối tƣợng

điều tra

Số lƣợng

ngƣời Nội dung điều tra

Người dân (Bản Chang và Bản

Lai Hà)

120 hộ

- Trình độ học vấn, thu nhập bình quân - Sự tham gia trong quá trình xây dựng và quản lý được giao thông

- Những khó khăn và thuận lợi cụ thể của các hộ điều tra, mức độ tham gia đóng góp về xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã thông qua phiếu điều tra Trưởng thôn/xóm 5 người - Công tác tuyên truyền, động viên

người dân tham gia phát triển GTNT - Công tác quản lý đối với hoạt động phát triển GTNT

Cán bộ xã 3 người Cán bộ huyện 2 người

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được sử dụng chương trình hỗ trợ Microsoft Office Excel trên máy tính để tính toán tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết tổng hợp các phiếu điều tra.

2.4.3. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phán ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội, đường GTNT, kết quả sự tham gia của người dân qua các năm, phản ánh thực trạng, tình hình thực tế quản lý đường GTNT trên địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp thống kê so sánh để thấy được sự khác nhau về mức độ tham gia, nội dung tham gia, kết quả giữa các công trình giao thông trên địa bàn huyện, sự tiến triển trước và sau khi đường giao thông hoàn thành.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển GTNT

- Tổng thời gian chuẩn bị xây dựng - Thời gian khảo sát, thiết kế

- Giá trị khảo sát, thiết kế - Tỷ lệ công suất sử dụng

- Thời gian hoàn thành so với kế hoạch đề ra - Giá trị dự toán ban đầu

- Giá trị quyết toán công trình - Mức độ sửa chữa, bảo dưỡng - Nguồn kinh phí

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng/km/năm

- Số lượt phương tiện quá tải lưu thông trung bình/năm

2.5.2. Chỉ tiêu tham gia của cộng đồng trong phát triển GTNT

- Số người tham gia, tỷ lệ người tham gia phân công thực hiện xây dựng đường GTNT

- Số người, tỷ lệ người tham gia đóng góp nguồn lực (tiền, hiện vật,...) - Số ngày công tham gia lao động trực tiếp

- Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động

- Kinh phí cộng đồng đóng góp (lao động, tiền) quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT

- Số thành viên tham gia bàn bạc và quyết định về kế hoạch, biện pháp, tổ chức quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường.

- Chi phí duy tu = Chi phí duy tu, bảo dưỡng năm bảo dưỡng/km/năm Chiều dài duy tu, bảo dưỡng.

- Tỷ lệ đóng góp = Tổng giá trị đóng góp (quy ra tiền) duy tu bảo dưỡng/Tổng giá trị duy tu, bảo dưỡng

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN GTNT TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

3.1.1. Vị trí địa lý

Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu; cách thành phố Lai Châu 130 km, theo tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, 4D; cách Hà Nội khoảng 600 km theo quốc lộ 12. Phía Đông của huyện giáp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu; phía Tây giáp xã Chà Tở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên; phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tổng diện tích tự nhiên 138.808,4 ha, chiếm 15,3% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng thứ 3/8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích, bao gồm 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn là Trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện, trong đó có 03 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 24,671 km.

Một số thuận lợi từ vị trí địa lý: (i) Là một trong cửa ngõ của tỉnh đi thành phố Lai Châu và tỉnh Điện Biên nên huyện có lợi thế trong cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động giao thương, du lịch giữa huyện với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu; (ii) Trên địa bàn huyện có thủy điện Lai Châu (là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam) sẽ đem lại những cơ hội cho huyện trong phát triển các dịch vụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thủy điện (thương mại, lưu trú, ăn uống…); phát triển một số sản phẩm phục vụ cho thủy điện Lai Châu (rau, quả...); nhất là cơ hội phát triển dịch vụ du lịch tham quan thủy điện Lai Châu (khi hoàn thành).

Một số khó khăn, thách thức: (i) Diện tích rộng, giáp với huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và có đường biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc - vị trí mà các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, điều

kiện sống còn nhiều khó khăn của đồng bào các dân tộc để tuyên truyền đạo trái phép và tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông” nhằm lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, di dịch cư tự do là thách thức cho huyện trong quản lý, giữ gìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; (ii) Nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...) gây khó khăn và là thách thức cho huyện trong tiếp cận các dịch vụ, chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...).

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình huyện Nậm Nhùn rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình. Một số kiểu địa hình chính của huyện:

- Địa hình núi cao và trung bình (>700m) có diện tích 99.942,04 ha chiếm 72,1% diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở các xã Pú Đao, Nậm Manh, Hua Bum, Nậm Ban. Dạng địa hình núi cao sẽ được định hướng đầu tư, khai thác để trồng cây sơn tra.

- Địa hình núi thấp (<700m) có diện tích 37.936,33 ha, chiếm 27,3% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu phía Nam và phía Tây Nam của huyện. Dạng địa hình dạng này tập trung ở các xã Nậm Hàng, Mường Mô, Nậm Pì và thị trấn Nhùn và được định hướng tập trung trồng cây cao su và cây mắc ca.

- Địa hình thung lũng hẹp: diện tích 763,45 ha chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các sông và suối nhỏ. Phần lớn địa hình dạng này khá bằng phẳng và đang được khai thác để trồng lúa nước và cây trồng ngắn ngày. Dạng địa hình mang lại cơ hội của huyện phát triển thủy điện nhỏ và vừa (địa hình dốc và nhiều sông, suối). Tuy nhiên, dạng địa hình của huyện

cũng gây ra một số khó khăn: (i) Làm tăng suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…); (ii) Địa hình có độ dốc lớn, chia cắt gây khó khăn cho huyện trong quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn; (iii) Địa hình dốc với tỷ lệ cát lớn, xốp, dễ rửa trôi khi mưa là thách thức cho huyện trong chống xói mòn đất.

b. Khí hậu

Khí hậu Nậm Nhùn mang đặc điểm của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nậm Nhùn nằm trong vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 9. Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3.000 mm/năm; vùng núi trung bình dao động 2.000 - 2.500 mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1.500 - 1.800 mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít (316,4 mm/năm), trong thời gian này thường có sương mù và xuất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình là 2.531 mm/năm.

Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng mùa mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng tháng 02 khô hạn, độ ẩm không khí dưới 50%.

Nhiệt độ ở huyện có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi cao có nhiệt độ bình quân 150C, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 200

C, ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ bình quân cao hơn 230C. Nhiệt độ bình quân năm 22,40C; nhiệt độ cao nhất 390C; nhiệt độ thấp nhất 10C. Bình quân số giờ nắng/năm là 1.881 giờ và khoảng 5,15 giờ/ngày. Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.1680

C.

Đặc điểm khí hậu của huyện tạo lợi thế cho huyện trong : (i) Phát triển du lịch sinh thái ở một số xã vùng cao có khí hậu khá mát mẻ như Hua Bum , Nậm Ban, Nậm Pì, Nậm Chà và nhất là xã Pú́ Đao (trung bình khoảng 15o

(ii) Phát triển các loại cây, con xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như rau, quả; (iii) Nhiệt độ vùng thấp huyện thích hợp cho phát triển cây cao su.

Đặc điểm khí hậu cũng tạo ra một số khó khăn cho huyện: (i) Mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và tháng 9 hàng năm là thách thức cho huyện trong đảm bảo tính mạng và tài sản và khắc phục hậu quả khi hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sẩy ra; (ii) Mùa mưa kéo dài (liên tục từ tháng 6 đến tháng 9) là thách thức cho huyện trong kiểm soát kế hoạch trồng trọt và chăm sóc mùa màng; đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng các công trình, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi.

3.1.3. Những yếu tố về văn hóa, xã hội

a. Dân số, nguồn nhân lực, đặc điểm dân cư và các vấn đề xã hội

- Về dân số và mật độ dân số: Dân số Nậm Nhùn năm 2013 là 26.700 người, chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh, trong đó nam là 14.380 người (chiếm 53,86% tổng dân số), nữ là 12.320 người. Mật độ dân số bình quân: 19,24 người/km2 thấp hơn mức bình quân của tỉnh (tỉnh 45,74 người/km2). Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm 86,5%.

- Về thành phần dân tộc: Trên địa bàn huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, trong đó có một số dân tộc chiếm tỷ lệ lớn như Mông 8.641 khẩu (32,4%) tập trung tại các xã Nậm Chà, Nậm Manh, Pú Đao, Nậm Pì; Thái 7.234 khẩu (27,1%) tập trung tại các xã Mường Mô, Nậm Hàng, Lê Lợi; Mảng 3.064 khẩu (11,5%) tập trung tại các xã Nậm Pì, Nậm Ban, Trung Chải, Hua Bum. Trong đó còn một số dân tộc đặc biệt khó khăn như Cống (xã Nậm Chà), Mảng.

- Đặc điểm về dân số, mật độ dân số, tăng dân số và thành phần dân tộc cho thấy:

+ Tốc độ tăng dân số của huyện cao là do tăng dân số cơ học từ địa phương khác chuyển đến huyện công tác (do huyện mới thành lập) và đây là cơ hội cho huyện trong thu hút nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Mật độ dân số thấp, dân cư sống phân tán gây khó khăn cho công tác quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; làm tăng suất đầu tư; gây khó khăn cung cấp các dịch vụ xã hội như bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục… Mặt khác, quy mô dân số nhỏ nên khả năng cung ứng nguồn lao động tại chỗ thấp, sức tiêu dùng của thị trường hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

+ Nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc thiểu số, dân tộc ít người. Trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật lao động, tính chăm chỉ và ý chí vươn lên làm giàu của một bộ phận nhân dân, đặc biệt các hộ nghèo còn hạn chế. Đây là thách thức và khó khăn cho huyện trong triển khai, áp dụng và duy trì các mô hình, dự án có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, một số chương trình, dự án chỉ triển khai được trong giai đoạn đầu khi có hỗ trợ về tập huấn, vốn... bước đầu đánh giá là hiệu quả, tuy nhiên khi hết hỗ trợ, các chương trình, dự án không được người dân tiếp tục triển khai.

- Về chất lượng nguồn nhân lực: Trong những năm qua chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện đã được cải thiện, tuy nhiên còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lao động phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)