Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.4.1.1. Số liệu thứ cấp

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các loại số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu đã được công bố như các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội và giao thông trên địa bàn huyện, các tài liệu của Phòng Tài chínhKế hoạch, Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp huyện, các báo cáo của UBND huyện, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến GTNT và đường giao thông.

2.4.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu mới được thu thập qua phương pháp “Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng PRA”.Phương pháp PRA cơ bản được áp dụng để tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt. Đây là một phương pháp dùng để giao lưu với người dân, hiểu được

họ, học hỏi từ họ. PRA sử dụng một loạt các phương pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân đưa ra, chia sẻ, tranh luận và phân tích các thông tin thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nhãn quan do chính người tham gia tạo nên.Thông qua UBND xã và tiến hành lựa chọn những người dân nhiệt tình, ủng hộ, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng đồng thời thống nhất thời gian địa điểm làm việc để tiến hành các công cụ PRA lựa chọn. Phương pháp này được sử dụng thông qua các câu hỏi, biểu mẫu, phiếu điều tra theo định hướng nội dung của đề tài.

Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả tiến hành điều tra các đối tượng: người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Nậm Nhùn trong đó tập trung điều tra khảo sát 02 công trình GTNT trọng điểm của huyện ở Bản Chang và Bản Lai Hà thuộc xã Lê Lợi, điều tra, phỏng vấn sâu cán bộ thôn, xã, huyện liên quan đến hoạt động xây dựng và quản lý đường giao thông của huyện.

Công thức xác định cỡ mẫu như sau: n= N (1+ N.e2) Trong đó: N là tổng thể n là cỡ mẫu

e: là sai số tối đa (e = 1 – độ tin cậy)

Trong nghiên cứu này, lấy độ tin cậy là 95%. Khi đó e = 0.05 Tổng thể là số dân cư của 2 xã Bản Chang và bản Lai Hà: N = 180 Khi đó, áp dụng công thức, ta tính được

n=

180

= 124

(1+ 180. 0.052)

Bảng 2.1. Bảng số lƣợng và đối tƣợng điều tra Đối tƣợng

điều tra

Số lƣợng

ngƣời Nội dung điều tra

Người dân (Bản Chang và Bản

Lai Hà)

120 hộ

- Trình độ học vấn, thu nhập bình quân - Sự tham gia trong quá trình xây dựng và quản lý được giao thông

- Những khó khăn và thuận lợi cụ thể của các hộ điều tra, mức độ tham gia đóng góp về xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã thông qua phiếu điều tra Trưởng thôn/xóm 5 người - Công tác tuyên truyền, động viên

người dân tham gia phát triển GTNT - Công tác quản lý đối với hoạt động phát triển GTNT

Cán bộ xã 3 người Cán bộ huyện 2 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)