Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

a.Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh nghiệm được rút ra trong phong trào xây dựng GTNT ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là trước hết cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ từ cấp tỉnh đến các cấp huyện, xã, thị trấn. Có nghị quyết chuyên đề để định hướng cho chính quyền cùng cấp chỉ đạo, điều hành. Tuyên truyền thường xuyên, kiên trì, bền bỉ với nhiều hình thức phong phú đến các khu dân cư, các tổ chức quần chúng để mọi người hiểu lợi ích và tích cực tham gia đóng góp xây dựng, phát triển đường giao thông. Nâng cao ý thức cộng đồng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân làm là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần” và thực hiện xã hội hoá trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông. Đồng thời cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư của tỉnh, huyện, xã, thị trấn phù hợp để giảm đóng góp, tăng đầu tư cho nông dân và nông thôn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, có khen thưởng vật chất, tinh thần cho các địa phương, tổ chức, cá nhân để khích lệ và nhân rộng phong trào.

Những năm qua, việc phát triển mạng lưới giao thông, nhất là xây dựng và phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh đã tạo một dấu ấn đậm nét và bền vững, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển về mọi mặt đời sống, xã hội của các vùng, miền, các vùng quê trong tỉnh. Năm 2011, tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và nguồn lực trong dân để xây dựng 5 km đường mới, cải tạo, nâng cấp cứng hoá 250 km đường giao thông, 20 km đường cấp phối, 60 km rãnh thoát nước... xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT nhằm từng bước hình thành GTNTvăn minh, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

b. Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Để tạo động lực thúc đẩy phát triển, đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống GTNT Yên Bái có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng các giải pháp về huy động nguồn vốn, tỉnh đã có sự quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTNT phù hợp với điều kiện hiện nay để GTNT thực sự là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác phát triển kết cấu hạ tầng GTNT. Đầu tư có hiệu quả, tập trung, dứt điểm, không dàn trải, chồng chéo. Các tuyến đường giao thông trước khi lập dự án đầu tư phải thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu khai thác để chọn kết cấu mặt đường cho hợp lý. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, ưu tiên sử dụng vật liệu mới, tận dụng triệt để vật liệu hiện có tại địa phương để giảm giá thành xây dựng và huy động được sức đóng góp của nhân dân. Nghiên cứu áp dụng các kết cấu mặt đường quá độ vào xây dựng đường giao thông như mặt đường gia cố vôi, đất gia cố với xi măng, cát gia cố xi măng, đá dăm, vữa xi măng, vữa vôi v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)