5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Những yếu tố về kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2013 đạt 225 tỷ đồng (giá
hiện hành), chiếm 3,6% GRDP của cả tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2013 đạt 8,1 triệu đồng (giá hiện hành), bằng 58% so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh 14,45 triệu).
Cơ cấu kinh tế huyện năm 2013: Tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản
chiếm 41%, cao hơn 12,1% so với cơ cấu nông, lâm thủy sản của tỉnh (tỉnh 27,9%); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 31,3%, thấp hơn so với
cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh 7,84% (tỉnh 39,14%); tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 27,6%, thấp hơn cơ cấu các ngành dịch vụ của tỉnh là 5,36% (tỉnh 32,96%). Cơ cấu kinh tế của huyện phản ánh thực trạng trình độ phát triển của huyện còn ở mức thấp với lĩnh vực nông, lâm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và trình độ phát triển còn thấp so với mặt bằng trung của tỉnh.
Năng suất lao động chung của nền kinh tế huyện còn thấp:NSLĐ
chung nền kinh tế huyện năm 2013 đạt 14,1 triệu đồng/lao động/năm, bằng 74% mức NSLĐ bình quân của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ khá thấp, khoảng 2,4%/năm, bằng mức tăng NSLĐ bình quân của tỉnh.
Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2013 đạt 221.531 triệu đồng,
trong đó thu trên địa bàn đạt 35.841,6 triệu đồng, chủ yếu là thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (thuế GTGT) là 35.006 triệu đồng, chiếm 97,7%. Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không bền vững phụ thuộc lớn vào nguồn thu thuế GTGT từ các hoạt động XDCB tập trung trên địa bàn, đặc biệt là Công trình Thủy điện Lai Châu. Nguồn thu từ thuế tài nguyên, môi trường, các khoản thu nhà ở và khoáng sản... hầu như không đáng kể.
Về lao động, việc làm và mức sống dân cư: Năm 2013, Nậm Nhùn có
12.330 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 46% dân số và chiếm 5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh. Lao động trong nông, lâm và thủy sản là 9.753 người, chiếm 79,1%tổng lao động đang làm trong các ngành kinh tế;lao động công nghiệp - xây dựng là555 người, chiếm 4,5%; lao động trong các ngành dịch vụ là 2.022 người, chiếm 16,4% trong tổng số lao động đang làm trong các ngành kinh tế của huyện. Cơ cấu lao động của huyện có xu thế chuyển dịch mạnh từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và dịch vụ do quá trình đô thị hóa và xây dựng trên địa bàn huyện, có một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp lúc nông nhàn tham gia lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 8,1 triệu đồng/ người/năm (tỉnh: 14,45 triệu đồng), đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao 42,8% (tỉnh: 27,82%).