Tầm quan trọng của công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 87 - 112)

Mẫu

Không

quan trọng Quan trọng

Rất quan trọng Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời

Cán bộ thôn 5 1 3 1

Cán bộ xã 3 0 1 2

Cán bộ huyện 2 0 0 2

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2016

Công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng xây dựng GTNT, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng. Xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Tuy nhiên công tác này mới chỉ dừng lại bởi các văn bản tuyên truyền khi có yêu cầu.

3.5. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế đối với sự tham gia của cộng đồng trong phát triển GTNT ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

3.5.1 Những kết quả đạt được

Qua nghiên cứu thực trạng sự tham gia của cộng đồng ở hai công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi và bản Chang, xã Lê Lợi trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, cho thấy một số kết quả đã đạt được như sau:

- Về cơ chế, chính sách quản lý cho đầu tư phát triển đường giao thông: Có thể nói huyện Nậm Nhùn nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung đã có những cơ chế, chính sách cho phát triển đường giao thông theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, qua đó khai thác được sức mạnh của nhân dân, cơ sở pháp lý để triển khai đó là Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển GTNT của tỉnh. Quá trình bắt đầu triển khai cho thấy dự án triển khai có công khai nhưng ít dân chủ, ngoài Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy.

- Việc thực hiện chủ trương giao công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi cho cộng đồng hưởng lợi cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội so với đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi. Qua điều tra cho thấy 70,83% số người được hỏi ở công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi hài lòng với cách thức tổ chức quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng, trong khi đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi con số này chỉ đạt 52,5%. Cơ quan chức năng đã tạo ra một cơ chế làm cho cộng đồng thấy rằng đó không những là nghĩa vụ mà là quyền của họ được bảo vệ tài sản của mình.

- Về vai trò và nhận thức của cộng đồng đối với xây dựng, quản lý đường giao thông: Vai trò, vị thế của cộng đồng phần nào đã được coi trọng và phát huy, việc nâng cao kiến thức về đường giao thông đã được quan tâm, đặc biệt là giai đoạn thi công xây dựng.

- Về những quy định cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông trong từng giai đoạn: Cộng đồng nhân dân bản Lai Hà, xã Lê Lợi thông qua họp thôn để tự xác định nhu cầu xây dựng công trình cho thôn mình, thành lập Ban Xây dựng công trình, kế hoạch tổ chức triển khai, thông qua thiết kế, dự toán, mức đóng góp, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đề ra, bố trí các nguồn lực xây dựng cần thiết để tiến hành tổ chức thi công xây dựng hoàn thành công trình. Tuy nhiên, các công việc này chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu thực tế và dựa vào quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

- Về tuyên truyền, giáo dục để cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý đường giao thông: Để thực hiện các công việc theo kế hoạch, cán bộ của xã và thôn đã thông báo, tuyên truyền công bố các thông tin cần thiết cho nhân dân trong thôn được biết, được bàn, được quyết định và được đóng góp.

- Về huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông: đã có sự tham gia tích cực của cộng đồng, chủ yếu là của cộng đồng nhân dân trong thôn.

Bảng 3.15: Tỷ lệ giá trị đóng góp của cộng đồng theo quy mô công trình ở các bƣớc công việc chủ yếu

(Đơn vị: %)

Các giai đoạn

Công trình đƣờng giao thông Công trình Nhà nƣớc đầu tƣ toàn bộ Công trình Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm Nhà nƣớc Cộng đồng Nhà nƣớc Cộng đồng Khảo sát, thiết kế 96 4 0 100 Xây dựng 85,5 14,5 29,1 70,9 Giám sát 77,6 22,4 0 100 Quản lý 79,9 20,1 0 100

Nguồn: Điều tra của tác giả, năm 2016

3.5.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh các kết quả đạt được, sự tham gia của cộng đồng ở hai công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi và bản Chang, xã Lê Lợi trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, cũng còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Về cơ chế, chính sách quản lý cho đầu tư phát triển đường giao thông: Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển GTNT của tỉnh đã có sự tham gia, tuy nhiên tính dân chủ chưa cao. Kế hoạch này chỉ đưa ra một số mục tiêu chủ yếu, khẳng định UBND tỉnh chỉ hỗ trợ xây dựng đường GTNT bằng xi măng, đá, cátcung cấp tận chân công trình và một số giải pháp chung chung

để hướng dẫn các huyện, thành, thị. Không có thêm hướng dẫn nào về đầu tư đường giao thông theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Các nội dung cụ thể như: Cơ chế như thế nào? Huy động ra sao? Cộng đồng hưởng lợi phải tham gia như thế nào? Bằng hình thức gì? Lại không được quy định và hướng dẫn cụ thể. Quá trình triển khai cộng đồng phải tự vận động, xoay xở là chính, họ phải tự xác định mình cần phải làm gì chứ không có quy định, hướng dẫn nào yêu cầu họ phải/nên làm gì, làm như thế nào? Cộng đồng hưởng lợi chưa thực hiện quyền được lựa chọn đơn vị tư vấn, quyền được giám sát, nghiệm thu đối với quá trình khảo sát của đơn vị tư vấn, việc UBND xã lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, đơn vị thi công cho thấy việc phân cấp chưa mạnh và thực sự triệt để. Hơn nữa, hồ sơ thiết kế của công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi không căn cứ vào các quy hoạch của địa phương, không được cơ quan chuyên môn nào xem xét nên việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường GTNT còn hạn chế.

- Việc thực hiện chủ trương giao công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi chưa có sự hướng dẫn và giúp đỡ cho cộng đồng để quá trình quản lý, duy tu bảo dưỡng được hiệu quả hơn. Đây là cách tốt nhất để phát huy tính tự lập của cộng đồng.

- Về vai trò và nhận thức của cộng đồng đối với xây dựng, quản lý đường giao thông: chưa hướng tới đối tượng trực tiếp thực hiện quá trình xây dựng và quản lý đường giao thông là cộng đồng hưởng lợi mà chỉ đào tạo cho cán bộ xã. Việc nâng cao kiến thức cho cộng đồng chủ yếu là hướng dẫn chỉ đạo tại hiện trường thi công, qua đó cho thấy việc làm này chưa thực sự bền vững, điều đó cũng là một minh chứng cho việc vai trò của cộng đồng chưa được đánh giá cao.

Theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đã giao cho cộng đồng hưởng lợi quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT đã được quy định nói chung và bản Lai Hà, xã Lê Lợi nói riêng. Chưa có quy định cụ thể và chi tiết

để người dân dễ dàng thực hiện, bản Lai Hà, xã Lê Lợi chưa xây dựng quy chế (hương ước) quản lý khác thác tuyến đường này, đồng thời chưa ban hành chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác sử dụng.

- Về tuyên truyền, giáo dục để cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý đường giao thông: Để thực hiện các công việc theo kế hoạch, cán bộ của xã và thôn đã thông báo, tuyên truyền công bố các thông tin cần thiết cho nhân dân trong thôn được biết, được bàn, được quyết định và được đóng góp. Mặc dù vậy, vẫn còn một số hạn chế như việc thông tin tuyên truyền còn khá hình thức, người dân thiếu thông tin, một số nội dung qua loa như lập kế hoạch tổ chức, xác định nhu cầu vốn là do Ban Phát triển của bản đưa ra, không đưa ra cuộc họp để thảo luận, góp ý mà trưởng thôn chỉ thông báo là kế hoạch tổ chức như thế nào, mọi người phải tham gia như thế nào? Mức đóng góp ra sao?..., hoặc là để cộng đồng tham lao động và đóng góp tiền đầy đủ, kịp thời hơn. Chưa quan tâm việc làm sao để chất lượng tham gia của cộng đồng cao hơn, cộng đồng tự giác hơn, biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mỗi thành viên trong thôn hiểu được quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đường của mình chưa được quan tâm đúng mức.

- Về huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông: Mặc dù đã có sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhưng chủ yếu là của cộng đồng nhân dân trong thôn, chưa phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... trong xây dựng cũng như quản lý. Đây là các tổ chức xã hội hiện hữu tại cộng đồng, có ảnh hưởng nhiều đến việc huy động sự tham gia của cộng đồng.

Việc huy động sự tham gia của cộng đồng ở đây chủ yếu dựa trên các biện pháp hành chính từ trên xuống là chủ yếu, thiếu các công cụ để huy động sự tham gia tự giác của người dân, đặc biệt là sự tham gia về lợi ích, đóng góp của người dân chủ yếu là công lao động (phát cây bụi, khơi thông cống rãnh thoát nước...).

Để giải thích được nguyên nhân của việc công đồng chưa thực sự tham gia vào phát triển GTNT, tác giả đã xây dựng cây vấn đề như sơ đồ 3.2:

Sơ đồ 3.2. Cây vấn đề về nội dung cộng đồng không tham giatrong giai đoạn trước khi xây dựng công trình đường GTNT

Sơ đồ 3.3 giải thích sự tham gia của người dân khi có các yếu tố kích thích:

Sơ đồ 3.3: Cây vấn đề thể hiện cơ sở sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn trước khi xây dựng công trình đường GTNT

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

TẠI HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU

4.1. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả tham gia của ngƣời dân phát triển trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đến năm 2020

Sự tham gia của cộng đồng chính là một quá trình phát triển, nó phụ thuộc vào xuất phát điểm, điều kiện và những tác động cụ thể của mỗi cộng đồng. Điều này giải thích lý do tại sao không có một hình mẫu tham gia lý tưởng chỉ việc áp dụng dập khuôn là thành công. Các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địa phương.

4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Nhùn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ nhất: Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới đường giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn.

Thứ hai: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng đường giao thôn.

Thứ ba: Đối với việc quản lý đường giao thông cần thiết phải chuyển giao cho cộng đồng hưởng lợi, kể cả đối với công trình Nhà nước đầu tư vốn 100 %.

Thứ tư: Các giải pháp đưa ra nhằm bảo đảm thống nhất, hiệu quả, công bằng, linh hoạt, đồng thời cần chú ý các mục tiêu kinh tế - xã hội.

4.1.2. Định hướngtăng cường tham gia người dân phát triển giao thông

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông, có thể thấy rõ tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong quá trình này. Do đó, cần phải biết

tin nhân dân, dựa vào nhân dân, biết tích luỹ từ lao động sống, khơi dậy mọi nguồn lực vốn có từ trong nhân dân làm cơ sở để phát triển đường GTNT.

Đề tài xin đưa ra định hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao thông trên địa bàn huyện như sau:

- Các giải pháp cần hướng tới việc tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng tham gia. Môi trường gồm tổng thể những điều kiện cơ bản về vật chất và xã hội. Nó không chỉ có tác dụng đối với quy mô công trình nhỏ mà còn là nền tảng để hướng sự tham gia phát triển lên những cấp độ cao hơn.

- Tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tham gia. Khía cạnh tác động tới cộng đồng phải bảo đảm tính đa dạng, toàn diện và có chiều sâu nhằm hướng tới sự tham gia bền vững.

- Xây dựng phương án và cơ chế huy động sự tham gia có tính cụ thể và thực thi cao (phù hợp với đặc điểm cộng đồng, điều kiện phát triển GTNT của địa phương).

- Sử dụng linh hoạt những công cụ, phương pháp có tính thực tiễn, khoa học và hệ thống để huy động sự tham gia của cộng đồng.

4.1.3. Mục tiêu, phương hướng tham gia người dân phát triển giao thông

Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là xã hội hoá công tác xây dựng GTNT, giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả trong xây dựng và quản lý công trình.

Để đạt được mục tiêu trên, quá trình xây dựng và quản lý đường giao thông từ nay đến năm 2020 sẽ phấn đấu nhằm vào 3 mục tiêu cụ thể là:

i) Đẩy mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng và quản lý đường giao thông trên địa bàn;

ii) Phấn đấu cứng hóa 100 % các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện; iii) Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương 2015 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nậm Nhùn.

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia của ngƣời dân phát triển GTNT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn

Qua phân tích thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông ở hai công trình nghiên cứu, đề tài xin đề xuất một số nội dung nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng như sau:

4.2.1. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả tham gia của người dân phát triển GTNT gia của người dân phát triển GTNT

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào các văn bản pháp lý. Cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia công đồng trong phát đường giao thông cần được cụ thể hóa theo các nội dung sau:

Tăng cường vai trò định hướng của Nhà nước:Như phân tích thực trạng sự tham gia cho thấy quá trình thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông cần phải căn cứ vào quy hoạch phát triển GTNT và các quy hoạch khác như thủy lợi, dân cư, phân vùng kinh tế, sử dụng đất đai và phải đề cập đến khả năng mở rộng để tránh phải di dân, đền bù và giải toả sau này. Để làm được điều này thì công tác quy hoạch cần phải làm tốt, cần phải lấy ý kiến của cộng đồng khu vực được quy hoạch, khi được phê duyệt thì phải công bố cho nhân dân và các đơn vị có liên quan được biết. Đồng thời cần phải có các quy định để cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng của công trình cũng như hồ sơ thiết kế của công trình. Hoàn thiện và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT, các định mức tiêu hao vật tư, lao động... để phục vụ cho việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông.

Để có nguồn lực thực hiện xây dựng và quản lý đường giao thông, Nhà nước phải giữ vai trò trung trung tâm để huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và từ các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn này, đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của người dân trong phát triển giao thông tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 87 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)