5. Kết cấu của luận văn
3.5.1 Những kết quả đạt được
Qua nghiên cứu thực trạng sự tham gia của cộng đồng ở hai công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi và bản Chang, xã Lê Lợi trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, cho thấy một số kết quả đã đạt được như sau:
- Về cơ chế, chính sách quản lý cho đầu tư phát triển đường giao thông: Có thể nói huyện Nậm Nhùn nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung đã có những cơ chế, chính sách cho phát triển đường giao thông theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, qua đó khai thác được sức mạnh của nhân dân, cơ sở pháp lý để triển khai đó là Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển GTNT của tỉnh. Quá trình bắt đầu triển khai cho thấy dự án triển khai có công khai nhưng ít dân chủ, ngoài Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy.
- Việc thực hiện chủ trương giao công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi cho cộng đồng hưởng lợi cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội so với đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi. Qua điều tra cho thấy 70,83% số người được hỏi ở công trình đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi hài lòng với cách thức tổ chức quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng, trong khi đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi con số này chỉ đạt 52,5%. Cơ quan chức năng đã tạo ra một cơ chế làm cho cộng đồng thấy rằng đó không những là nghĩa vụ mà là quyền của họ được bảo vệ tài sản của mình.
- Về vai trò và nhận thức của cộng đồng đối với xây dựng, quản lý đường giao thông: Vai trò, vị thế của cộng đồng phần nào đã được coi trọng và phát huy, việc nâng cao kiến thức về đường giao thông đã được quan tâm, đặc biệt là giai đoạn thi công xây dựng.
- Về những quy định cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông trong từng giai đoạn: Cộng đồng nhân dân bản Lai Hà, xã Lê Lợi thông qua họp thôn để tự xác định nhu cầu xây dựng công trình cho thôn mình, thành lập Ban Xây dựng công trình, kế hoạch tổ chức triển khai, thông qua thiết kế, dự toán, mức đóng góp, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đề ra, bố trí các nguồn lực xây dựng cần thiết để tiến hành tổ chức thi công xây dựng hoàn thành công trình. Tuy nhiên, các công việc này chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu thực tế và dựa vào quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
- Về tuyên truyền, giáo dục để cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý đường giao thông: Để thực hiện các công việc theo kế hoạch, cán bộ của xã và thôn đã thông báo, tuyên truyền công bố các thông tin cần thiết cho nhân dân trong thôn được biết, được bàn, được quyết định và được đóng góp.
- Về huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường giao thông: đã có sự tham gia tích cực của cộng đồng, chủ yếu là của cộng đồng nhân dân trong thôn.
Bảng 3.15: Tỷ lệ giá trị đóng góp của cộng đồng theo quy mô công trình ở các bƣớc công việc chủ yếu
(Đơn vị: %)
Các giai đoạn
Công trình đƣờng giao thông Công trình Nhà nƣớc đầu tƣ toàn bộ Công trình Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm Nhà nƣớc Cộng đồng Nhà nƣớc Cộng đồng Khảo sát, thiết kế 96 4 0 100 Xây dựng 85,5 14,5 29,1 70,9 Giám sát 77,6 22,4 0 100 Quản lý 79,9 20,1 0 100
Nguồn: Điều tra của tác giả, năm 2016