Công trình Số mẫu
Mức độ tham gia của ngƣời dân Không biết Biết và không
đƣợc tham gia Biết và đƣợc tham gia Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Công trình bản Chang 60 55 91,67 2 3,33 3 5,0 Công trình bàn Lai Hà 60 20 33,33 0 0 40 66,67 Trung bình 37,5 62,5 1 1,66 21,5 35,8
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2015
Ban công tác dân vận ở cơ sở, Ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp cùng với các tổ chức thành viên đã thường xuyên tiến hành giám sát các quy định về hỗ trợ, đóng góp xây dựng nông thôn mới. Kết quả cho thấy việc phân bổ được thực hiện công khai, dân chủ, có đầu tư trọng điểm vào công trình, lĩnh vực và địa phương ưu tiên. Đồng thời cấp tỉnh, huyện, xã đã có ban hành nghị quyết hỗ trợ như: Hỗ trợ làm đường giao thông, các công trình văn hóa... Việc huy động sức dân được thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở, từ việc lựa chọn công trình đến mức đóng góp, hình thức đóng góp.
Qua Bảng cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng được khuyến khích tuy nhiên dừng lại ở văn bản chưa triển khai rộng lớn ra thực tế thể hiện trung bình hai bản chỉ có 21,5 người tham gia tương đương 35,8% trong đó bản Lai Hà 66,67% và bản Chang là 5%.
Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với ông Lò Văn sinh - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi và bà Lò Thị Thắm - Cán bộ địa chính xã Lê Lợi về sự tham gia của cộng đồng người dân trong kiểm tra giám sát công trình, cụ thể như sau:
Hộp 3.1. Phỏng vấn sâu: Ông Lò Văn Sinh - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi
Xã rất khuyến khích hộ dân tham gia giám sát công trình giao thông nhưng phần lớn người dân còn e ngại, họ cho rằng mình không đủ khả năng để tham gia giám sát. Họ cho rằng việc giám sát công trình giao thông là thuộc thẩm quyền của cán bộ xã chứ người dân thì biết gì mà giám sát.
Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu:Bà Lò Thị Thắm -Cán bộ địa chính xã Lê Lợi
Dân ở đây toàn người dân tộc thiểu số, họ ít tiếp xúc với bên ngoài nên còn e ngại lắm. Nếu muốn người dân tham gia giám sát công trình GTNT thì phải tuyên truyền, tập huấn nhiều, mà nên bắt đầu từ trưởng bản. Nếu không họ không tham gia đâu.
Kết quả nhận được cho thấy tỷ lệ người người dân tham gia kiểm tra, giám sát không nhiều tùy thuộc từng bản. Đối với bản có sự đóng góp của người dân cả kinh phí và ngày công lao động trong xây dựng công trình GTNT, do đó tỷ lệ người dân tham gia cao hơn 60-85% và ngược lại đối với các bản nhà nước thực hiện hỗ trợ 100% xây dựng công trình GTNT thì sự tham gia của người dân trong kiểm tra giám sát công trình càng thấp chỉ chiếm khoảng 5-7%.
Công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng người dân không được tham gia nhiều chủ yếu thực hiện bước thi công của dự án.Về nội dung kiểm tra, giát sát của cộng đồng chưa thể hiện phong phú từ khâu thiết kế đến khi nghiệm thu bàn hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Tại các bản người dân chủ yếu tham gia trong việc kiểm soát vật liệu, thiết bị đưa vào thi công dự án, chất lượng bê tông khi thi công. Công tác giám sát chưa có nhiều thiết bị hỗ trợ chuyên dụng mà chủ yếu đánh giá bằng trực quan mắt thường. Số lượng người dân có trình độ được đào tạo chuyên môn từ trung cấp đến các bậc cao hơn tại các bản của xã rất hạn chế, do vậy việc tham gia cộng đồng trong giám sát thực hiện công trình chưa được sâu và chi tiết, chủ yếu ý kiến tham gia kiểm tra giám sát là người dân đã từng làm thợ xây hoặc phụ hồ ý kiến đến trưởng bản, UBND xã và các chủ đầu tư. Đặc biệt, tại các bản người dân chưa xác định đượ
vai trò của cộng đồng trong kiểm tra, giám sát công trình. Người dân chưa xác định vai trò của mình chính là là người quản lý sử dụng công trình. Hơn nữa, cơ chế hỗ trợ cộng đồng người dân trong kiểm tra, giám sát xây dựng công trình giao thông tại các bản là không có. Tất cả lý do trên, cho thấy sự tham gia của người dân trong kiểm tra, giám sát công trình GTNT chưa cao, cần phối hợp nhiều giải pháp tằng cường hơn nữa sự tham gia này.
3.3.4. Sự tham gia nghiệm thu, quản lý, khai thác sử dụng công trình
Tham gia quản lý khai thác công trình: Cộng đồng tham gia quản lý công trình nhằm duy trì chất lượng công trình, bảo đảm công trình được khai thác sử dụng đúng năng lực được thiết kế.
Số lượng tuyến đường được giao cho nhân nhân quản lý vẫn còn khiêm tốn, UBND xã vẫn còn quản lý một số không nhỏ các tuyến đường giao thông, trong khi những tuyến đường này nên giao cho trực tiếp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Cũng qua đây cho thấy sự phân cấp quản lý chưa mạnh ở các tuyến đường, chưa có một cơ chế mạnh dạn giao cho quản lý đường xã, xã quản lý đường huyện.
Bảng 3.12: Số lƣợng công trình phân theo hình thức quản lý
Loại công trình
Sốtuyến đƣờng (tuyến)
Trong đó
UBND xã quản lý Cộng đồng quản lý Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Đường huyện 14 0 0 0 0
Đường xã 16 16 100 0 0
Từ phân tích trên, cho thấy những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với giá trị đầu tư đã bỏ ra. Các tuyến đường giao thông xây dựng xong bị xuống cấp nhanh chóng, trong quá trình khai thác sử dụng nảy sinh nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế do sai sót trong khảo sát thiết kế, việc quản lý bị bỏ ngỏ, kinh phí duy tu, sửa chữa quá eo hẹp và phụ thuộc vào ngân sách huyện, xã. Ý thức của người dân về bảo vệ đường giao thông còn hạn chế, trình độ về kỹ thuật xây dựng đường giao thông còn thấp.
Từ thực trạng trên ở Nậm Nhùn, có thể thấy được mấy nhóm nguyên nhân sau đây:
- Vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn quá eo hẹp và chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi. Trong thời gian gần đây, cơ cấu vốn cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác các công trình đường giao thông có tính đến việc huy động thêm sự đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, phần huy động thường đạt được kết quả không cao, phần vốn Nhà nước đầu tư thường không đầy đủ và kịp thời, chủ yếu theo kế hoạch vốn được phân bổ cố định hàng năm dẫn tới thời gian xây dựng kéo dài, chi phí xây dựng phát sinh, chất lượng công trình không bảo đảm. Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự tham gia của cộng đồng chưa sâu, chưa thực chất, sự huy động đóng góp của cộng đồng còn mang nặng tính hành chính, chưa chuẩn bị cho cộng đồng dân cư hưởng lợi những hiểu biết cần thiết về công trình mà chính họ là người được hưởng lợi. Việc huy động đóng góp của cộng đồng chưa hợp lý, chưa huy động được tính tự giác của cộng đồng. Mặt khác Nhà nước còn bao cấp phần lớn chi phí đầu tư cho loại công trình này trong khi khả năng thu xếp vốn còn gặp nhiều khó khăn.
- Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế công trình đường giao thông còn kém, quá trình quản lý, khai thác sử dụng còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế do không có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi. Các đơn vị khảo sát, thiết kế thường coi nhẹ sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu đi lại, phong tục tập quán của nơi xây dựng đường giao thông. Họ thường chỉ ưu tiên giải quyết các giải pháp về kỹ thuật thuần túy. Việc này, thường dẫn đến xây dựng các tuyến đường không phù hợp với nhu cầu đi lại của cộng đồng, không có tính đồng bộ, quá trình khai thác còn nhiều bất cập dẫn đến hậu quả phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế nhiều lần làm kéo dài thời gian và tăng chi phí xây dựng công trình. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là sự tham gia của cộng đồng trong quá trình khảo sát, thiết kế còn quá hạn chế, có thể nói gần như là không có.
a. Đối với đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi
Sau khi được nghiệm thu theo quy định, công trình được bàn giao cho UBND xã quản lý. Việc bàn giao để quản lý này mang nặng tính hình thức và theo phân cấp quản lý của Nhà nước, hàng năm UBND xã báo cáo tình hình sử dụng, hiện trạng của công trình lên cấp trên, việc duy tu sửa chữa chỉ được thực hiện khi Nhà nước bố trí vốn hoặc chỉ tiến hành thực hiện theo yêu cầu của UBND xã một số công việc đơn giản như phát bụi, vệ sinh, khơi thông cống rãnh... thông qua đóng góp ngày công lao động của nhân dân trong thôn.
Thực tế, việc quản lý tuyến đường này gần như không có bởi xã không có kinh phí để quản lý và cũng không có cơ chế để thực hiện. Các phương tiện lưu thông trên đường đi lại tùy tiện, tải trọng xe quá sức chịu tải của đường không có ai đứng ai kịp thời ngăn chặn xử lý. Sự tham gia của cộng đồng rất ít, sự tham gia chủ yếu là thực hiện một số công tác bảo dưỡng nhỏ, không tham gia công tác quản lý. Nếu UBND xã có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thì thông báo cho cán bộ thôn biết, cần phải đóng góp lao động thì trưởng thôn thông báo cho nhân dân tham gia lao động.
Nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi:
Từ phân tích ở trên cho thấy ở giai đoạn này cộng đồng hưởng lợi đã tham gia quản lý, duy tu bảo dưỡng đường, nhưng mức độ này còn thấp và trông chờ vào Nhà nước, chỉ khi nào có yêu cầu của cấp trên thì cộng đồng thôn mới tham gia. Sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi còn nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương chưa có cơ chế giao hẳn cho cộng đồng hưởng lợi quản lý, duy tu bảo dưỡng. Không có những quy định rõ ràng trách nhiệm quản lý công trình của thôn như thế nào, trách nhiệm của UBND xã ra sao?... Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân bảo vệ công trình chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, nhân dân cũng thờ ơ với việc này, tâm lý công trình là của Nhà nước, cha chung không ai khóc, cộng
đồng chỉ biết sử dụng con đường cho mục đích đi lại của mình. Không có ý thức bảo vệ đường, một số người dân đào bới nền đường, mặt đường một cách tùy tiện, đổ đất và rác thải lấp kín rãnh thoát nước... Người dân không có vai trò trong quản lý công trình này, nội dung tham gia của cộng đồng chỉ mang tính hình thức theo các quy định chung chung của Nhà nước.
b. Đối với đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi
Công trình được UBND xã giao cho thôn trực tiếp quản lý, duy tu bảo dưỡng toàn bộ, nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp. Được tham gia suốt từ quá trình chuẩn bị xây dựng, cộng đồng ý thức được đây là tài sản của họ, được xây dựng từ một phần tiền của, công sức của họ nên họ có quyền được sử dụng đồng thời có phải trách nhiệm quản lý. Người dân đã chuẩn bị cho việc quản lý đường sau này ngay trong quá trình thi công xây dựng bằng cách làm cột ở bằng bê tông hai bên đường, xà bằng tre để hạn chế về bề rộng và chiều cao nhằm không cho xe có tải trọng quá sức chịu tải của đường đi vào. Cộng đồng ở đây định kỳ tham gia vệ sinh, phát cây bụi, sửa chữa vá ổ gà, xử lý vị trí đọng nước, khơi thông cống rãnh theo kế hoạch được phân công từng tổ, đội.
Bảng 3.13: Tình hình quản lý sử dụng, duy tu, bảo dƣỡng ở hai công trình Chỉ tiêu Đƣờng GTNT
bảnLai Hà
Đƣờng GTNT bảnChang
Mức độ sửa chữa, bảo dưỡng 3 tháng/lần Khi bố trí được vốn Nguồn kinh phí Cộng đồng đóng góp Cộng đồng đóng góp và Ngân sách Nhànước Chi phí duy tu, bảo
dưỡng/km/năm
3,2 triệu
đồng/km/năm 4,6 triệu đồng/km/năm Trong đó: Cộng đồng đóng
góp quản lý, duy tu, bảo dưỡng/km/năm
3,2 triệu
đồng/km/năm 1,0 triệu/km/năm Tỷ lệ cộng đồng đóng góp
quản lý, duy tu, bảo dưỡng/năm (%)
100,0 21,7
Số lượt phương tiện quá tải
lưu thông trung bình/năm 1 15
Qua số liệu điều tra cho thấy tuy mức độ tham gia thấp hơn giai đoạn thi công nhưng cộng đồng tham gia một cách tích cực và đạt kết quả tốt, công tác quản lý được thực hiện thường xuyên bởi lẽ đây chính là nơi họ sinh sống, đi lại hàng ngày, do vậy chất lượng của đường được bảo đảm, tuổi thọ đường được nâng cao. Đối với chi phí để quản lý thì do nhân dân đóng góp bằng công lao động là chủ yếu, tuy chi phí quản lý rất thấp nhưng lại có hiệu quả. Đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi được quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên hơn, chi phí thấp hơn do toàn bộ nhân dân đóng góp, ít có phương tiện quá tải lưu thông. Việc lập kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý, duy tu bảo dưỡng do cộng đồng hưởng lợi quyết định. Ngược lại, đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi thực hiện không thường xuyên bị phụ thuộc vào Nhà nước, khi nào được cấp vốn thì bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thì cao nhưng không thường xuyên và chỉ tiến hành khi nào đường hỏng, do có phương tiện quá tải nên số vị trí bị hỏng nhiều. Việc lập kế hoạch và tổ chức quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường và mức đóng góp của cộng đồng do UBND xã quyết định.
Đường GTNT bản Lai Hà được quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên hơn, chi phí thấp hơn do toàn bộ nhân dân đóng góp, ít có phương tiện quá tải lưu thông. Việc lập kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý, duy tu bảo dưỡng do cộng đồng hưởng lợi quyết định. Ngược lại, đường GTNT bản Chang thực hiện không thường xuyên bị phụ thuộc vào Nhà nước, khi nào được cấp vốn thì bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thì cao nhưng không thường xuyên và chỉ tiến hành khi nào đường hỏng, do có phương tiện quá tải nên số vị trí bị hỏng nhiều. Việc lập kế hoạch và tổ chức quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường và mức đóng góp của cộng đồng do UBND xã quyết định.Nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi:
- Việc giao công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi cho cộng đồng hưởng lợi cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội. Cơ quan chức năng đã tạo ra một cơ chế làm cho cộng đồng thấy rằng đó không những là nghĩa vụ mà là quyền của họ được bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ cho cộng đồng để quá trình quản lý, duy tu bảo dưỡng được hiệu quả hơn. Đây là cách tốt nhất để phát huy tính tự lập của cộng đồng.
Bên cạnh đó, hạn chế của việc quản lý đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi là chưa có kế hoạch tổ chức quản lý, chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệ đường, không có biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mỗi thành viên trong thôn chưa hiểu được quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đường của mình đến đâu. Chưa xây dựng quy chế (hương ước) quản lý khác thác tuyến đường này, đồng thời chưa ban hành chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác sử dụng.
Sự đóng góp của cộng đồng thường được huy động theo phương pháp