Chỉ tiêu
Công trình bản Chang Công trình bản Lai Hà Số tiền (trđ) Tỷ lệ so với giá trị công trình (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ so với giá trị công trình (%) Góp bằng tiền 0 0 120 20 Góp bằng ngày công lao động 0 0 160 26,67 Tổng giá trị đóng góp của cộng đồng 0 0 280 46,67
Tiến độ thi công của đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi chậm so với kế hoạch đề ra. Do công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do vậy, quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ theo các thủ tục hành chính về xây dựng cơ bản như vướng mắc về quá trình giám sát, nghiệm thu mất nhiều thủ tục, cao độ thiết kế mặt đường không đủ để tránh ngập về mùa mưa, vị trí đặt cống thoát nước không phù hợp, điều kiện địa chất không phù hợp với thực tế, do vậy phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công.
Mặt khác, nguồn vốn bố trí cho công trình không đủ, tình trạng nợ đọng (nợ công) trong xây dựng cơ bản trở thành hiện tượng phổ biến, công trình hoàn thành năm 2014 nhưng đến tháng 12 năm 2015 Nhà nước mới trả hết nợ cho đơn vị thi công. Một đặc điểm khá phổ biến của công trình xây dựng cơ bản do Nhà nước đầu tư là thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong quá trình thi công, do đó trong quá trình thi công đường GTNT bản Chang, xã Lê Lợi khó có thể tránh khỏi sự nể nang hay thông đồng giữa cán bộ Nhà nước - đơn vị thi công - đơn vị giám sát làm cho công trình không bảo đảm chất lượng theo thiết kế.
Nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn thi công xây dựng đường GTNT bản Lai Hà, xã Lê Lợi:
Việc thi công xây dựng tuyến đường được giao cho cộng đồng nhân dân bản Lai Hà, xã Lê Lợi thực hiện, cộng đồng phải tự tổ chức triển khai phần lớn các công việc để thi công xây dựng, qua đó đã phát huy tính tự lập cao của cộng đồng ở đây.
Trong quá trình thi công xây dựng, UBND xã đã cử cán bộ kiểm tra, hướng dẫn để cộng đồng có thể hiểu và tham gia thi công được tốt hơn và bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, việc này là cần thiết và có tác dụng nhất định của nó. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao không thay việc thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn của cán bộ đối với quá trình thi công bằng việc UBND xã chỉ cần một lần tổ chức hướng dẫn cho cộng đồng hưởng lợi những hiểu biết cơ bản để có thể tham gia thi công xây dựng đường giao thông ? Bởi lẽ, vai trò của
cộng đồng chưa được đánh giá đúng mức, trình độ am hiểu về kỹ thuật xây dựng của cộng đồng nhân dân trong thôn còn rất hạn chế, người dân ở đây đa phần tham gia xây dựng bằng kinh nghiệm. Yếu tố này cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của việc thi công cũng như giám sát thi công xây dựng. Bên cạnh đó, như phân tích ở giai đoạn trước khi xây dựng thì cán bộ xã đã được tập huấn để nâng cao hiểu biết về đường GTNT. Việc đào tạo này chưa hướng tới đối tượng như trưởng thôn và cộng đồng thôn, điều đó cũng là một minh chứng cho việc vai trò của cộng đồng chưa được đánh giá cao.
- Ban Phát triển của bản đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đề ra, huy động được sức mạnh của nhân dân, bố trí các nguồn lực xây dựng cần thiết để tiến hành tổ chức thi công xây dựng. Tổ chức cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, xây dựng các hạng mục công trình, tổ chức máy móc, lao động khoa học, hợp lý. Công trình có thể hoàn thành đạt kết quả tốt phản ánh việc cộng đồng trong thôn chấp hành khá tốt các quy định của Ban Xây dựng đưa ra. Tuy nhiên, các quy định đó được đề ra hầu hết là xuất phát từ nhu cầu thi công xây dựng. Chưa có quy định cụ thể nào của cơ quan có thẩm quyền về quyền hạn, trách nhiệm của UBND xã và thôn đến đâu, như thế nào? Hay hương ước, quy ước của làng, xã quy định những công việc cụ thể để thi công, ví dụ đối với người được giao nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng, quyền và trách nhiệm của người giám sát chưa được làm rõ, chưa khơi dậy trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc giám sát thi công.
Đối với giai đoạn này thì công tác tuyên truyền được tăng cường, nhưng mục đích chủ yếu của việc này là để cộng đồng tham lao động và đóng góp tiền đầy đủ, kịp thời hơn. Chưa quan tâm việc làm sao để chất lượng tham gia của cộng đồng cao hơn và tự giác hơn, chưa có kênh thông tin phản hồi cho cơ quan quản lý, người dân và hoạch định chính sách từ thực tế cơ sở, việc phối hợp thông tin giữa các cấp chưa được chú trọng.
Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm tồn tại, phương án tổ chức thi công của bản Lai Hà, xã Lê Lợi một vài điểm chưa khoa học, hợp lý, chưa phù hợp với thực tế: Có tình trạng có ngày thiếu, có ngày thừa người tham gia xây dựng, một phần do ý thức tổ chức của người dân còn kém, một phần do phương án tổ chức thi công của thôn được Ban Phát triển của bản xây dựng nhưng không tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong thôn để phù hợp với thực tế hơn. Mặc dù đã có sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhưng chủ yếu là của cộng đồng nhân dân trong thôn, chưa có sự xuất hiện của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... Đây là các tổ chức xã hội hiện hữu tại cộng đồng, có ảnh hưởng nhiều đến việc huy động sự tham gia của cộng đồng.
3.3.3. Sự tham gia kiểm tra, giám sát công trình giao thông
a. Về công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền
Công tác kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp được thực hiện quy định hàng tháng, quý tiến hành giao ban với các xã trên địa bàn về tiến độ và kết quả thực hiện, kịp thời khắc phục những hạn chế trong nhận thức của cán bộ và nhân dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị.
Thành viên Văn phòng Điều phối nông thôn mới, thành viên BCĐ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các địa phương việc triển khai thực hiện các hạng mục công trình về tiến độ, chất lượng và việc huy động người dân tham gia thực hiện xây dựng công trình giao thông. Trong huy động, luôn tôn trọng phát huy dân công khai, tự nguyện, tuyệt đối không được ép buộc. Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất đã kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại địa phương. Với một số công trình qua đề xuất của địa phương và bằng kiểm tra thực tế xét thấy do nhu cầu của nhân dân cần điều chuyển sang công trình khác hoặc điều chuyển nguồn vốn sang xã khác thì chỉ
đạo địa phương sớm có văn bản đề nghị điều chuyển nguồn vốn, đảm bảo theo các văn bản quy định. Cách làm này đã được hưởng ứng, từ đó trong công tác tuyên truyền vận động, nhân dân tự nguyện tháo dỡ tường rào, hiến đất làm đường giao thông và thực hiện đóng góp ngày công lao động hoặc tiền mặt để xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương. Cũng từ đó Văn phòng Điều phối tỉnh đã kịp thời tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện rà soát, điều chỉnh đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương trong phạm vi khả năng ngân sách.
b. Công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng địa phương
UBND huyện Nậm Nhùn cũng khuyến khích các xã những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc. Tăng cường giao cho cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện, tự giám sát các hạng mục công trình quy mô nhỏ, kĩ thuật đơn giản nhằm giảm chi phí trong thực hiện, tránh thất thoát, lãnh phí không đáng có.
Từ việc được bàn bạc, tự nguyện đóng góp và trực tiếp thi công công trình, người dân thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình từ đó có quản lý công trình tốt hơn, khi có hỏng chủ động sửa chữa. Điều đó cho thấy hiệu quả thể hiện không chỉ ở mặt kinh tế, còn thể hiện cả ý nghĩa của cả Chương trình.
Bảng 3.10: Sự tham gia cộng đồng trong kiểm tra, giám sát công trình Chỉ tiêu Công trình bản Chang Công trình bản Lai Hà