2.1. Khái quát tình hình phát triển DNVVN tại thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
2.1.3. Tình hình nguồn nhân lực của các DNVVN tại TP.Vinh
2.1.3.1. Trình độ, năng lực người lao động của DNVVN
Trình độ, học vấn quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khối khu vực tư nhân thuộc DNVVN trong cả nước nói chung và tại thành phố Vinh nói riêng thường thấp hơn nhiều so trình độ học vấn, kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước. Điều đáng chú ý là đa số là ngay các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, Cả nước có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Tại thành phố Vinh, các con số
này có sự thay đổi nhẹ so với mặt bằng chung cả nước. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sĩ chiếm 0,68%, thạc sỹ 3,02%, trình độ tốt nghiệp đại học 36,52%, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 18,7% và số còn lại có trình độ thấp hơn.
Về lực lượng lao động, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng rất thấp và chỉ bằng 28,5%,có tới 71,5% lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Cũng theo Quyết định số 6541/2007/QĐ:
Đến năm 2015 số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua đào tạo đạt 52% và phấn đấu đến năm 2020 số lao động này tăng lên 70% tổng số lao động của TP. Vinh, cụ thể:
Bảng 2.3: Quy hoạch nguồn nhân lực tại TP. Vinh theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đến 2020
ĐVT: %
Năm Tổng số Không có chuyên môn kỹ thuật Có chuyên môn kỹ thuật
2013 100 71,5 28,5
2015 100 48 52
2020 100 30 70
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH TP. Vinh đến 2020
Theo bảng 2.3, ta thấy thực tế hiện nay thì lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, trong khi đó quy hoạch năm 2015 tăng gấp đôi, tăng gần gấp 3 vào năm 2020 con số này. Điều đó đòi hỏi không chỉ có sự nỗ lực cố gắng của các tổ chức dạy nghề, sự quan tâm của Chính phủ mà đòi hỏi các DN, đặc biệt DNVVN cùng tham gia nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động.
Như vậy, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý DNNVV còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế. Cần hiểu rằng trình độ học vấn cao của các chủ doanh nghiệp không có nghĩa rằng khả năng kinh doanh của họ đã được hoàn thiện. Nhiều chủ doanh nghiệp trên địa bàn tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, nay chuyển sang kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành. Như vậy, nhu cầu đào tạo cho chủ doanh nghiệp là rất lớn. Mặt khác, trình độ thấp thấp của chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến công tác PTNNL trong DNNVV tại thành phố Vinh, vì họ không hiểu biết về lĩnh vực này, không nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động này nên không quan tâm đến PTNNL trong doanh
nghiệp mình.
Nhìn chung, trình độ học vấn của người lao động, đội ngũ nhân viên của DNVVN thấp hơn so với trình độ học vấn của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác, thậm chí nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ 90 – 100% lao động chưa qua đào tạo nghề một cách chính quy ở các trường Đại học, cao đẳng. Trong các DNVVN thì nhân viên làm việc còn thiếu tính tự chủ, ít sáng tạo, bị động. Đồng thời thiếu kỹ năng làm việc cần thiết như kỹ năng về máy tính, ngoại ngữ và lên kế hoạch. Đây chính là nguyên nhân làm DNVVN bị yếu thế trong cạnh tranh, điều này đòi hỏi công tác PTNNL trong DNVVN cần tìm hình thức đào tạo, PTNNL phù hợp với khả năng của DNVVN để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên của mình.
2.1.3.2. Thu nhập và phúc lợi của người lao động trong DNVVN
Thu nhập của người lao động:
Về thu nhập bình quân đầu người của DNVVN tại địa bàn TP. Vinh thường thấp hơn khu vực nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.4. Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu vực trên địa bàn TP. Vinh ĐVT: nghìn đồng Khu vực Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ 2012/2011(%) Tốc độ 2013/2012(%) Khối DN vừa và nhỏ 2.676,3 2.964,02 3.295,6 110,75 111,2 Khối DN nhà nước 2.985,66 3.352,4 3.640,7 112,3 108,6 Khối DN có vốn đầu tư NN 3.282,1 3.712,05 4.090,6 113,1 110,2
Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội TP. Vinh
Bảng 2.3 cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người lao động tại khối DNVVN gần 2,7 triệu đồng năm 2011 và gần 3 triệu đồng vào năm 2012, có tốc độ tăng bình quân là 10,75%. Trong khi đó mức thu nhập bình quân đầu người của người lao động tại khối DN nhà nước và khối DN có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều, đồng thời tốc độ tăng bình quân hàng năm cũng cao hơn so với DNVVN. Năm 2013 mức thu nhập bình quân đầu người của người lao động tại khối DNVVN có sự tăng lên đáng kể, tốc độ tăng cao tương ứng so với khối DN nhà nước (tăng 108,6%), cao hơn so với khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%).
Tuy nhiên nhìn chung mức thu nhập bình quân của khối DNVVN trong ba năm 2011-2013 vẫn còn thấp hơn so với các khu vực khác, đó là do chính sách tiền lương giữa các khu vực có sự khác nhau. Mặt khác tiền lương của người lao động tại DNVVN thường không sử dụng mức lương theo quy định của Nhà nước đã ban hành để xác định mức lương. Thay vào đó, lương được xác định thông qua thỏa thuận trực tiếp, dựa trên khả năng của doanh nghiệp và mức lương của các doanh nghiệp khác.
Phúc lợi của người lao động trong các DNVVN
Theo luật lao động, người lao động đi làm trong các DNNVV cũng được hưởng phúc lợi xã hội: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bồi thường tai nạn lao động và tiền nghỉ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, thực tế người lao động làm việc trong các DNNVV được hưởng lợi ích thấp hơn so với quy định của Nhà nước. Mặt khác, không phải doanh nghiệp nào cũng có chính sách rõ ràng, nhiều doanh nghiệp cung cấp lợi ích cho người lao động một cách không chính thức.
Bảng 2.5. Tỷ lệ chi trả phúc lợi của DNVVN
ĐVT: %
2011 2012 2013
Đóng BHXH&YT 28% 34% 36%
Chi trả chế độ thai sản 37% 37,9% 42%
Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội TP. Vinh
Theo bảng trên ta thấy, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc DNVVN đóng bảo hiểm xã hội và y tế có sự thay đổi tích cực nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp. Cứ 100 doanh nghiệp thì chỉ có 36 doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc khoản trích theo quy định này. Còn tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số DNVVN trên địa bàn TP. Vinh thì có 42% doanh nghiệp có quy định trả tiền thai sản nhưng thực tế phần lớn doanh nghiệp lại không chi trả cho phụ nữ thai sản. Hầu hết các doanh nghiệp này là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Còn các khoản thưởng cho người lao động vào ngày lễ Tết thì hầu như không có, hoặc là rất thấp.
Do thu nhập của người lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân thấp, các khoản phúc lợi của người lao động không cao nên tình trạng luân chuyển lao động trong khối DNVVN cao, người lao động thường không muốn gắn bó lâu dài đối với các doanh nghiệp. Điều này khiến chủ DNVVN không yên tâm khi quyết định đầu tư, nâng cao chất lượng cho người lao động cho phù hợp với tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt
khác thu nhập thấp cũng khiến người lao động hạn chế tự chi trả cho các khoản học thêm, nâng cao kiến thức. Chính vì vậy, DNVVN cần phải có những hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp để nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động.