Kinh nghiệm của một số nước châu Á
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thành công nhanh chóng hơn trong tiến trình công nghiệp hoá là do họ có đội ngũ trí thức lớn có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Điểm chung của các nước này là luôn nhận thức sâu sắc rằng muốn nâng cao mức sống, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện thành công CNH, HĐH chỉ có một con đường là biến quốc gia mình thành một xã hội có học vấn cao.
Singapore là một điển hình. Ngay sau ngày giành được độc lập, ông Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu: Biến Singapo thành một xã hội có học vấn cao, giáo dục chính là chìa khóa để nâng cao đời sống và là động lực để phát triển. Quan điểm về giáo dục đã được chính phủ ủng hộ trên nhiều phương diện: Ưu tiên ngân sách, trường học mở rộng cửa cho tất cả mọi người có điều kiện học tập, đào tạo toàn diện có kết hợp giữa khoa học - kỹ thuật với nền văn hoá truyền thống. Các trường đại học công do Nhà nước tài trợ kinh phí.
Sự phát triển kinh tế đòi hỏi Singapore phải mau chóng có nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là đội ngũ các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, tuy là một nước nhỏ, ít dân nhưng Singapore có mạng lưới dày đặc các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Trong số đó có trường Đại học Tổng hợp rất nổi tiếng với 52 ngành, Đại học Nanyang, Học viện Sư phạm quốc gia và Viện nghiên cứu Đông Nam Á - thành lập từ năm 1986 và là một cơ quan nghiên cứu rất đáng chú ý.
Kinh nghiệm thu hút nhân tài của Singapore cũng đáng để nghiên cứu. Họ có 4 trung tâm với nhiều bước hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài định cư tại đây:
- Trung tâm tìm người tài.
- Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm. - Trung tâm gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục.
- Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.
Ngoài ra, Singapore còn có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng của nhiều nước trong khu vực thông qua các đợt tuyển sinh. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên này phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm. Trên thực tế, nhiều người sau 6 năm làm việc tiếp tục ở lại. Bằng chứng là hiện Singapore chỉ có 3,6 triệu dân nhưng có tới 1,8 triệu người nước ngoài sinh sống, làm việc tại đây, trong đó chủ yếu là những lực lượng lao động có trình độ cao. Bằng chính sách này, Singapore giải quyết được việc thiếu nhân lực và còn thu hút được chất xám từ bên ngoài.
Sự thành công của Trung Quốc trong 40 năm qua một phần cũng nhờ luôn coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, Trung Quốc đang thay đổi quan niệm về việc thu hút người tài ở nước ngoài, đó là không cần trở về định cư tại quê hương mà làm việc, sinh sống tại nước sở tại và phục vụ Trung Quốc bằng chất xám, bằng đầu tư của mình.
Rõ ràng, các nước châu Á này đã nhận thức rõ ràng cần phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực của đất nước, coi trọng kinh nghiệm giáo dục của nước ngoài, gắn cơ quan đào tạo với các viện nghiên cứu và cùng với đó là các chính sách ưu đãi cả về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như những chính sách thu hút chất xám phục vụ cho quốc gia mình.
Kinh nghiệm PTNNL của Mỹ
Tại Mỹ, phổ cập giáo dục phổ thông được đề ra theo quan điểm là toàn bộ dân chúng phải được giáo dục để tạo ra một xã hội tự do, trong đó mọi cá nhân đều có cơ hội để thể hiện những năng lực của mình. Việc cung cấp ngân sách cho các trường công là điều kiện cơ bản để bảo đảm sự bình đẳng trước cơ hội học tập của mọi người. Để đạt tới một hệ thống giáo dục có tính công bằng, Mỹ đã chú ý dỡ bỏ các hàng rào chi phí nhằm giúp tầng lớp học sinh nghèo được tới trường. Mỹ cũng đã nỗ lực vượt qua những trở ngại này bằng các chương trình trợ giúp tài chính cho các loại đối tượng học sinh nghèo. Nếu tính theo tỷ lệ GDP thì ngân sách giáo dục của Mỹ tăng liên tục. Năm 1960 tỷ lệ này là 5,3% GDP, năm 1991 đã đạt tỷ lệ 7% và đến nay xấp xỉ 7,5%. Đó là mức ngân sách giáo dục cao hơn rất nhiều nước phát triển khác.
Ngân sách này không chỉ tập trung cho việc xây dựng trường, trang bị thiết bị giảng dạy mà còn tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo giáo viên. Theo số liệu
công bố năm 2000, Mỹ có khoảng 80.000 trường tiểu học-và 32.000 trường trung học. Tỷ lệ học sinh so với giáo viên là 20 đối với cấp tiểu học và 5 ở cấp trung học. Đó là một tỷ lệ rất đáng khích lệ vì nếu so với Hàn Quốc, một nước có hệ thống giáo dục phát triển, tỷ lệ đó cũng chỉ ở mức 36 và 30.
Đến đầu thế kỷ XX, hệ thống trường cao đẳng phát triển rất nhanh để làm nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong hai năm đầu cho các trường đại học tổng hợp. Sau đó các nguồn ngân sách cấp cho các trường này hướng vào dạy nghề, cho nên hệ thống trường cao đẳng chuyển thành các trường trung học chuyên nghiệp định hướng đào tạo tay nghề cho công nhân.
Quy mô giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp tăng nhanh đã đưa Mỹ đến thời kỳ giáo dục đại học hàng loạt. Năm 2000, Mỹ có khoảng 3.600 trường đại học, cao đẳng với hơn 10 triệu sinh viên. Đồng thời, tỷ lệ những người trong độ tuổi đi học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu như năm 1970 tỷ lệ này chì là 56% thì đến đầu thập kỷ 1990 đã đạt mức 76% và 78% hiện nay.
Trong hơn 200 năm phát triển, hệ thống giáo dục của Mỹ đã tiến được những bước dài, đào tạo cho đất nước một dân cư lớn có trình độ học vấn cao, góp phần đưa Mỹ tới vị trí siêu cường. Trong hệ thống giáo dục, Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục, chỉ người nào vượt qua được hệ thống giáo dục phổ thông có tính đại chúng để tiến đến bậc đại học thì mới cần được đầu tư và bồi dưỡng. Ở Mỹ, các công ty cũng rất chú ý PTNNL, đào tạo nhân công. Năm 1992, chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD; năm 1995 chi phí đó lên tới 600 tỷ USD, năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ USD.
Như vậy, ở Mỹ giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình.
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XX (nhiệm kỳ 2011-2015) khẳng định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Để thực hiện mục tiêu đào tạo NNLCLC, phục vụ sự phát triển của thành phố, từ năm 2005, Đà Nẵng đã triển khai
hai chương trình lớn là “Dự án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng” (Đề án 47) và “Đề án đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ tại các cơ sở nước ngoài” (Đề án 393).
Qua quá trình triển khai, TP Đà Nẵng đã có nhiều điều chỉnh một số nội dung của các Đề án này để phù hợp và chuyển thành Đề án Phát triển NNLCLC” (Đề án 922). Để thực hiện Đề án này, mỗi năm TP Đà Nẵng đã chi hơn 50 tỷ đồng cho công tác đào tạo, tất cả các học viên tham gia Đề án này đều được cấp 100% kinh phí. Tính đến tháng 8-2011, có 396 học viên tham gia Đề án 922, trong đó 311 học viên theo học ĐH, 85 học viên học sau Đại học gồm 19 tiến sỹ và 66 thạc sỹ.
Đồng thời những học viên tham gia Đề án 922, đây mới chỉ là “sản phẩm đầu ra”, vấn đề đặt ra là sự đóng góp của các học viên này với Đà Nẵng ra sao. Công việc của Trung tâm không chỉ là việc tuyển chọn, phân bổ kinh phí cho các em theo học mà còn quản lý, giám sát học viên trong quá trình học tập, đặc biệt đối với các học viên học ở nước ngoài. Phát huy sức trẻ, sự sáng tạo và trải nghiệm cuộc sống để làm tốt công việc đảm nhận, đó là yêu cầu đầu tiên đối với học viên, cũng là một cách đặt niềm tin của lãnh đạo thành phố đối với lớp cán bộ kế cận hôm nay.
Trong số 311 học viên theo học ĐH, có 122 học viên đã tốt nghiệp và được phân công công tác, một số học viên có kết quả học tập tốt tiếp tục được đào tạo sau ĐH. Riêng Đề án 393, đã có 53 học viên hoàn thành khóa học. Tất cả đều trở về và đảm nhận công tác tại cơ cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo.
Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của TP. Hải Phòng
Với tốc độ và hướng phát triển như hiện nay, các ngành thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ phát triển tại chỗ sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng . Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của thành phố.
Hải Phòng sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo; Đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo theo địa chỉ, nhu cầu x ã hội. Thành phố sẽ khuyến khích và tạo điều kiện xây dựng mới một trường Đại học quốc tế từ sau năm 2010; Xây dựng thêm 4-5 trường Cao đẳng sau năm 2015.
Thành phố cũng ưu tiên lựa chọn những cán bộ trong diện quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh lãnh
đạo, quản lý ở các cấp, ngành... Với lao động kỹ thuật, thành phố chủ trương mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Phấn đấu đến năm 2010, 30-35% lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên; 40-45% có trình độ trung cấp. Đến năm 2020, tỷ lệ n ày là t ừ 40- 45% và 50 -55%.
Hải Phòng có những cơ chế, chính sách khuyến khích để đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài cơ chế, chính sách chung đối với các chức danh cán bộ, lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ, nhóm lao động kỹ thuật cao theo quy định, từng ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đều xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo và thu hút nhân lực cho đơn vị, địa phương mình. Người lao động có trình độ cao sẽ được tạo điều kiện ổn định cuộc sống và được tạo điều kiện để phát huy năng lực.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TAI THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN