ĐVT: %
Yếu tố tác động tới điều kiện làm việc Tổng cộng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Đáp ứng trách nhiệm đối với nhân viên 100 11 30 59
Thú vị với cuộc sống thành thị 100 34 42 24
Không gian làm việc hợp lý 100 18 27 55
Linh động về thời gian và nơi làm việc 100 9 26 65
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Qua kết quả trên ta thấy, các DNVVN chưa tạo điều kiện làm việc cho người lao động một cách tốt nhất như các doanh nghiệp nhà nước hay khối DN nước ngoài. Yếu tố đáp ứng trách nhiệm với bản thân người lao động thì gần 60% ý kiến cho rằng không hài lòng, chủ doanh nghiệp thiếu sự quan tâm tới người lao động, chưa thực sự có trách nhiệm đối với họ và gia đình họ. Thời gian làm việc, không gian làm việc tại DNVVN còn gò bó, chật hẹp, chịu sự quản lý khắt khe của chủ DN. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của người lao động. Họ có cảm giác làm việc với cường độ áp lực cao. Tuy nhiên, TP. Vinh là một thành phố trẻ, sôi động, có nhiều khu vui chơi giải trí
nên hầu như người lao động cảm thấy thú vị và muốn gắn bó lâu dài (76% hài lòng và rất hài lòng)
Yếu tố tiền lương cho người lao động quyết định tới sự gắn bó của người lao động với DN. Hầu hết các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh lựa chọn cách trả lương tương xứng với công việc thực hiện. Điều này phù hợp với tâm lý người lao động. Khi người lao động thực hiện công việc khó khăn hay phức tạp hay người lao động có năng lực làm việc tốt thì lương phải cao và xứng đáng với công việc đó. Điều này tạo động lực làm việc cho người lao động, thậm chí khuyến khích người lao động tích cực học tập, trau dồi chuyên môn để nâng cao tay nghề. Người lao động có thể sẽ bỏ tiền để tự trang trải cho các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nhờ tiền lương xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế tiền lương mà chủ DNVVN tại thành phố Vinh chi trả cho người lao động thường thấp, thấp hơn so với các Doanh nghiệp Nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài như BigC, Vinh city Portal…
2.2.1.3. Khả năng tài chính của DNVVN
Hầu hết các DNVVN tại TP. Vinh có số vốn hạn chế, điều này ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động đào tạo và PTNNL. Trong quá trình điều tra cho thấy nhiều DN, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp tư nhân thì hầu như các doanh nghiệp này không tổ chức đào tạo và PTNNL mặc dù họ thấy rõ nhu cầu đào tạo.
Theo bảng 2.8, ta thấy chỉ số ít DNVVN tại TP. Vinh khẳng định có đủ nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn (chiếm 27%), 2% DVNNV lại cho rằng công việc đơn giản tại DN của họ thì không nhất thiết phải đào tạo hay PTNNL. Phần lớn (71%) khẳng định vốn của DN mình cần phải tập trung vào các lĩnh vực khác cần thiết hơn so với nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.