2.1. Khái quát tình hình phát triển DNVVN tại thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của DNVVN trên địa bàn TP.Vinh
2.1.2.1. Số lượng, vốn DNVVN giai đoạn 2011 – 2013
Trong hơn 10 năm qua kể từ khi luật doanh nghiệp ban hành năm 1999 và áp dụng năm 2000 với sự thay đổi về thủ tục hành chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Nghệ An nói chung và của TP. Vinh phát triển nhanh chóng. Số lượng DNVVN đăng kí kinh doanh tính từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2004 thì toàn thành phố số lượng DNVVN được thành lập là 1.241 doanh nghiệp với số vốn 368.743 triệu đồng
Hiện nay số lượng DNVVN lên tới 4.653 doanh nghiệp với tổng số vốn đạt 22.239.457 triệu đồng vào năm 2013, trong đó:
- DNTN: 2.831 DN; tổng số vốn: 9.647.340 triệu đồng
- Công ty TNHH (01 thành viên): 1.052 DN; Tổng số vốn: 5.439.210,8 triệu đồng - Công ty TNHH ( 02 thành viên trở lên): 483DN; Tổng số vốn: 4.019.452,2 triệu đồng
- Công ty Cổ phần: 287 DN; Tổng số vốn: 3.145.425,2 triệu đồng
Như vậy số lượng doanh nghiệp tại thời điểm năm 2013 ước cao gấp 3,75 lần so với 10 năm trước đây (2000 – 2004) và với số vốn đăng ký tăng gấp 12,17 lần. Trong đó số lượng Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng số vốn trung bình của loại hình doanh nghiệp này lại thấp nhất (vốn bình quân gần 980 triệu đồng)
Bảng 2.1 Kết cấu quy mô các loại hình DNVVN
Loại hình Quy mô doanh nghiệp Số lượng Vốn bình quân (trđ) Tỷ lệ vốn (%)
Siêu nhỏ (< 10 LĐ) 1.472 528 8,06 Nhỏ (Từ 10 đến 50 LĐ) 1.257 5.853 76,3 Nhỏ (Từ 50 đến 200 LĐ) 85 12.064 10,63 DN tư nhân Vừa ( 200 đến 300 LĐ) 17 28.735 5,1 Siêu nhỏ (< 10 LĐ) 601 742,7 4,72 Nhỏ (Từ 10 đến 50 LĐ) 687 6.693,5 48,2 Nhỏ (Từ 50 đến 200 LĐ) 172 11.854,4 22,08 Công ty TNHH Vừa ( 200 đến 300 LĐ) 75 31.541,8 25 Siêu nhỏ (< 10 LĐ) 42 1.245 0,56 Nhỏ (Từ 10 đến 50 LĐ) 154 7.418,2 12,07 Nhỏ (Từ 50 đến 200 LĐ) 63 14.325 9,54 Công ty cổ phần Vừa ( 200 đến 300 LĐ) 28 37.354,5 11,06
Sự tăng nhanh về vốn cũng như số lượng DNVVN, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của luật doanh nghiệp ban hành năm 2005, kế hoạch phát triển DNVVN từ năm 2006 -2010 được chính phủ phê duyệt và thực hiện, chỉ thị 40 (năm 2006) về đẩy mạnh phát triển doanh nghiêp dân doanh.
2.1.2.2. Đặc điểm DNVVN tại TP. Vinh
Phần lớn DNVVN trên địa bàn TP. Vinh là những DN có quy mô vốn và lao động nhỏ, số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 43,5% và có số lao động dưới 10 người chiếm tới 45,5% trong tổng số DNVVN. Chính đặc điểm này làm cho các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với số lượng lao động ít, nên các DN có quy mô siêu nhỏ gặp khó khăn trong đào tạo và PTNNL do họ không có người phụ trách xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó việc hạn chế về tài chính cũng là nguyên nhân chính các DNVVN (đặc biệt DN siêu nhỏ) khó khăn trong việc tổ chức đào tạo một cách bài bản và hiệu quả.
Tuy nhiên DN có quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ góp phần làm cho người lao động trong DN hiểu nhau hơn, họ có thể giúp đỡ, hướng dẫn nhau, chia sẻ công việc với nhau, tạo điều kiện thuật lợi trong công tác đào tạo trong công việc.
Mặt khác, phần lớn các DNVVN tại TP. Vinh sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, năng suất thấp làm cho năng lực cạnh tranh kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp. Đây còn là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường lao động, môi trường chung làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng. Chính vì vậy DNVVN không tạo ra sự gắn bó lâu dài của người lao động, gây khó khăn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chính DN.
2.1.2.3. Đóng góp của DNVVN của TP. Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2013 và mục tiêu chung đến năm 2020
Trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như đóng góp vào ngân sách; góp phần đáng kể trong việc huy động nguồn vốn đầu tư trong dân cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tỷ trọng GDP do DNNVV đóng góp ngày càng tăng. “Năm 2009, khu vực này đã đóng góp khoảng trên 7,5% GDP, đến nay tỷ lệ này vào khoảng 21-23,7% GDP thành phố Vinh” Sự đóng góp của DNNVV vào GDP là rất lớn, vì DNNVV chiếm phần lớn
trong khối doanh nghiệp dân doanh. Việc phát triển về chất lượng và số lượng của DNVVN đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% của Thành phố (cùng kỳ năm 2012 đạt 6,84%) trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,14%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,34% (riêng công nghiệp tăng 8,28%); dịch vụ tăng 10,2%. Giá cả ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 4,92% so với tháng 12/2012. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,4 triệu đồng (năm 2012 là 26 triệu đồng), thu ngân sách đạt 3.732 tỷ đồng.
Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định. Với hệ thống ngân hàng, các công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung. Năm 2013, tỷ trọng dịch vụ đạt gần 65% GDP của thành phố và so với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét.
Như vậy, Sự phát triển nhanh chóng của DNVVN về số lượng, quy mô góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhất là khi doanh nghiệp nhà nước ngày càng thể hiện hoạt động kém hiệu quả
Đóng góp quan trọng nhất của DNVVN trên địa bàn Thành phố Vinh là tạo công ăn việc làm góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội của đất nước. Mỗi năm giải quyết việc làm gần 2.200 lao động, gấp 3 lần so với DN Nhà nước ( khoảng 700 lao động), gấp hơn 6 lần so với khu vực đầu tư nước ngoài ( dao động 300 – 400 lao động). Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNVVN thấp, chỉ bằng 3-10% so với các doanh nghiệp lớn.. Thứ hai, DN nhà nước đang trong quá trình cải cách, không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính đang thực hiện tinh giản biên chế thì khu vực tư nhân chính là nơi tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút lao động xã hội, đặc biệt là đối tượng sinh viên mới tốt nghiệp. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 45%. Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, có tay nghề chuyên môn kỹ thuật, có tính sáng tạo, kỷ luật lao động, tác phong và văn minh công nghiệp… tạo nên lợi thế thu hút các nhà đầu tư vào thành phố Vinh. Dự báo đến năm 2015, khối DNVVN sẽ đưa giải quyết cho 3.400 người lao động có việc làm, và đến năm 2020 là 4.700 lao động có việc làm.
trong việc phát triển xã hội của tỉnh nhà, xóa đói giảm nghèo, phát triển các vùng miền khác nhau, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, giảm các tệ nạn xã hội.
Theo Quyết định số 6541/2007/QĐ – UBND ngày 11/12/2009 của Chủ tịch tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến 2020 như sau:
Bảng 2.2. Dự báo một số chỉ tiêu chính về KT-XH của TP. Vinh đến 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 – 2020
Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế % 16 – 16,5 15,5 – 16 Thu nhập bình quân đầu người Trđ/người 30 – 70 80 – 140
Số lượng lao động có việc làm Người 4.000 6.500
Tỷ lệ thu ngân sách tăng hàng năm % 20 – 21 20 – 21 Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên % < 7,2 ‰ < 7,2 ‰
Tỷ lệ hộ nghèo % < 1,5% < 0,5%
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH TP. Vinh đến 2020