2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới PTNNL tại các DNVVN tại TP.Vinh
2.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.2.1.1. Chính sách đào tạo, phát triển nhân lực
Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công cụ quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, điều kiện phát triển xã hội ngày càng cao và nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Đứng trước tình hình đó, để người lao động theo kịp với sự phát triển, tránh tụt hậu về kiến thức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họat động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp luôn có những thay đổi thích hợp.
Thật vậy, chỉ khi doanh nghiệp, nhất là DNVVN mà có chính sách này rõ ràng thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới được quan tâm xứng đáng và việc lựa chọn đúng người đi đào tạo sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn đồng thời tránh được sự lãng phí về thời gian và vật chất của doanh nghiệp
Bảng 2.6: Các lớp đào tạo và PTNNL trong DNVVN tại TP. Vinh
ĐVT: % Lớp đào tạo Tổng cộng Rất quan trọng Quan trọng Không ý kiến Ít quan trọng
Nâng cao kỹ năng chuyên môn 100 42 39 8 11
Kỹ năng quản lý 100 37 28 17 18
Kỹ năng giao tiếp 100 25 31 21 23
Kỹ năng bán hàng 100 25 26 20 29
Kỹ năng marketing 100 19 28 19 34
Kỹ năng làm việc theo nhóm 100 23 23 21 33
Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo rất nhiều lớp để bổ sung kiến thức cho nhân viên. Các lớp đang được các doanh nghiệp ưu tiên đào tạo là các lớp nâng cao kỹ năng chuyên môn, quản lý chất lượng, lớp kỹ năng giao tiếp, và cuối cùng là các lớp bổ sung kiến thức bên ngoài. Như vậy tình hình thực tế nguồn nhân sự của các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh hiện nay còn nhiều yếu kém, đặc biệt về kỹ năng chuyên môn, nhiều lao động vẫn chưa được làm việc đúng chuyên ngành mà họ đã được học, thiếu kỹ năng quản lý và kỹ năng trong giao tiếp. Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của xã hội làm cho trình độ, chuyên môn của người lao động chưa theo kịp và chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Điều kiện làm việc và tiền lương cho lao động
Điều kiện làm việc tác động trực tiếp tới người lao động, yếu tố này quyết định nên ở lại hay ra đi của người lao động. Điều kiện làm việc càng tốt thì sẽ tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc. Tuy nhiên các DNVVN tại TP. Vinh cũng như trong cả nước đều chưa thực sự coi trọng yếu tố này. Điều đó thể hiệt qua kết quả điều tra tại TP. Vinh như sau:
Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng tới điều kiên làm việc của người lao động
ĐVT: %
Yếu tố tác động tới điều kiện làm việc Tổng cộng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Đáp ứng trách nhiệm đối với nhân viên 100 11 30 59
Thú vị với cuộc sống thành thị 100 34 42 24
Không gian làm việc hợp lý 100 18 27 55
Linh động về thời gian và nơi làm việc 100 9 26 65
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Qua kết quả trên ta thấy, các DNVVN chưa tạo điều kiện làm việc cho người lao động một cách tốt nhất như các doanh nghiệp nhà nước hay khối DN nước ngoài. Yếu tố đáp ứng trách nhiệm với bản thân người lao động thì gần 60% ý kiến cho rằng không hài lòng, chủ doanh nghiệp thiếu sự quan tâm tới người lao động, chưa thực sự có trách nhiệm đối với họ và gia đình họ. Thời gian làm việc, không gian làm việc tại DNVVN còn gò bó, chật hẹp, chịu sự quản lý khắt khe của chủ DN. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của người lao động. Họ có cảm giác làm việc với cường độ áp lực cao. Tuy nhiên, TP. Vinh là một thành phố trẻ, sôi động, có nhiều khu vui chơi giải trí
nên hầu như người lao động cảm thấy thú vị và muốn gắn bó lâu dài (76% hài lòng và rất hài lòng)
Yếu tố tiền lương cho người lao động quyết định tới sự gắn bó của người lao động với DN. Hầu hết các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh lựa chọn cách trả lương tương xứng với công việc thực hiện. Điều này phù hợp với tâm lý người lao động. Khi người lao động thực hiện công việc khó khăn hay phức tạp hay người lao động có năng lực làm việc tốt thì lương phải cao và xứng đáng với công việc đó. Điều này tạo động lực làm việc cho người lao động, thậm chí khuyến khích người lao động tích cực học tập, trau dồi chuyên môn để nâng cao tay nghề. Người lao động có thể sẽ bỏ tiền để tự trang trải cho các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nhờ tiền lương xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế tiền lương mà chủ DNVVN tại thành phố Vinh chi trả cho người lao động thường thấp, thấp hơn so với các Doanh nghiệp Nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài như BigC, Vinh city Portal…
2.2.1.3. Khả năng tài chính của DNVVN
Hầu hết các DNVVN tại TP. Vinh có số vốn hạn chế, điều này ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động đào tạo và PTNNL. Trong quá trình điều tra cho thấy nhiều DN, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp tư nhân thì hầu như các doanh nghiệp này không tổ chức đào tạo và PTNNL mặc dù họ thấy rõ nhu cầu đào tạo.
Theo bảng 2.8, ta thấy chỉ số ít DNVVN tại TP. Vinh khẳng định có đủ nguồn kinh phí hỗ trợ người lao động được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn (chiếm 27%), 2% DVNNV lại cho rằng công việc đơn giản tại DN của họ thì không nhất thiết phải đào tạo hay PTNNL. Phần lớn (71%) khẳng định vốn của DN mình cần phải tập trung vào các lĩnh vực khác cần thiết hơn so với nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 2.8. Nguyên nhân DNVVN không có chính sách PTNNL
ĐVT: %
Nguyên nhân DNVVN không có chính sách PTNNL Tổng cộng Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến
Hạn chế về tư duy, quan điểm chủ DNVVN 100 76 18 6 Không có kinh phí để xây dựng và thực hiện 100 71 27 2 Không áp dụng Công nghệ mới, Kinh tế
không thay đổi
100 89 9 2
2.2.1.4. Quan điểm, tư duy của chủ DNVVN về PTNNL
Qua phỏng vấn điều tra chủ DNVVN trên địa bàn thành phố Vinh, tác giả thấy nhìn chung nhận thức của chủ doanh nghiệp về PTNNL còn có nhiều hạn chế. Do chưa thấy tầm quan trọng của hoạt động này, nên phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực (chiếm 71%). Mặt khác, cũng do hạn chế về nhận thức, phần lớn chủ doanh nghiệp sử dụng người chuyên trách về PTNNL không qua đào tạo bài bản, họ không xây dựng chính sách PTNNL, không thực hiện phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Và một trong những nguyên nhân quan trọng đó là các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh thường chi trả lương thấp cho người lao động, các chế độ chưa cao, làm cho người lao động thường có tâm lý không muốn gắn bó lâu dài với DN. Chính vì vậy, chủ DN không thiết tha với việc nâng cao trình độ cho người lao động
2.2.1.5. Không khí và văn hóa doanh nghiệp
Một trong những nét văn hóa đặc trưng của các doanh nghiệp là trang phục, đồng phục đi làm của các nhân viên, nó thể hiện sự đoàn kết, tính thương hiệu của doanh nghiệp; nhìn vào trang phục của nhân viên người ta có thể đánh giá được phần nào về doanh nghiệp đó. Qua số liệu điều tra tại TP. Vinh về trang phục đi làm của nhân viên thì có nhiều ý kiến khác nhau, nếu tính chung cho các loại hình doanh nghiệp thì số lao động cho rằng doanh nghiệp của họ không có trang phục, không được phổ biến trong toàn doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn 78%, điều này cho thấy đa số các DNVVN chưa chú trọng đến trang phục đi làm của nhân viên. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp cũng quan tâm đến trang phục đi làm của nhân viên nhưng tỷ lệ này rất thấp.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào việc giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng sẽ giúp nhân viên phục hồi sức lao động, giảm bớt áp lực trong công việc, tạo tinh thần sảng khoái, năng suất công việc cao hơn. Bên cạnh đó sự giải lao, vui đùa cũng giúp cho các nhân viên trở nên gắn bó, thân thiện, giúp đỡ nhau và hiểu nhau hơn, từ đó, tạo nên bầu không khí doanh nghiệp đoàn kết và con người gắn bó với doanh nghiệp Kết quả điều tra cho thấy sự giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng của các nhân viên trong doanh nghiệp ở mức độ không phổ biến là tương đối cao (63%). Ta có thể thấy rằng phần lớn các DNVVN ít tạo điều kiện cho người lao động vui đùa, giải lao, giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên ngoài giờ làm việc thì mứcđộ gặp gỡ tiếp xúc giữa nhà quản lý và người lao động lại diễn ra một cách phổ biến (chiếm
68%). Điều này tương đối phù hợp với nét văn hóa của người Việt Nam là thân thiện, gần gũi, tạo cho người lao động thấy được sự quan tâm.
Bảng 2.9: Không khí và văn hóa doanh nghiệp
ĐVT: % Tổng cộng Phổ biến Không phổ biến Không ý kiến Trang phục 100 12 78 0
Mức độ giải lao, vui đùa 100 34 63 3
Tiếp xúc giữa nhân viên và quản lý 100 68 27 5
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Do các DNVVN đã hòa nhập vào sự hội nhập của đất nước, doanh nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh gây gắt nên đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong môi trường căng thẳng và chịu nhiều áp lực. Từ đó mà các doanh nghiệp ít cho nhân viên tụ tập vui đùa, giải lao, giải tỏa căng thẳng và làm nhiều nhân viên không hòa nhập được phải chấp nhận ra đi. Vì vậy các DNVVN cần phải tạo một khoảng thời gian hợp lí cho nhân viên của mình, nhằm giúp cho nhân viên gắn bó lâu dài và hết lòng phục vụ với doanh nghiệp.