Tỷ lệ chi trả phúc lợi của DNVVN

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

ĐVT: %

2011 2012 2013

Đóng BHXH&YT 28% 34% 36%

Chi trả chế độ thai sản 37% 37,9% 42%

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội TP. Vinh

Theo bảng trên ta thấy, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc DNVVN đóng bảo hiểm xã hội và y tế có sự thay đổi tích cực nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp. Cứ 100 doanh nghiệp thì chỉ có 36 doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc khoản trích theo quy định này. Còn tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số DNVVN trên địa bàn TP. Vinh thì có 42% doanh nghiệp có quy định trả tiền thai sản nhưng thực tế phần lớn doanh nghiệp lại không chi trả cho phụ nữ thai sản. Hầu hết các doanh nghiệp này là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Còn các khoản thưởng cho người lao động vào ngày lễ Tết thì hầu như không có, hoặc là rất thấp.

Do thu nhập của người lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân thấp, các khoản phúc lợi của người lao động không cao nên tình trạng luân chuyển lao động trong khối DNVVN cao, người lao động thường không muốn gắn bó lâu dài đối với các doanh nghiệp. Điều này khiến chủ DNVVN không yên tâm khi quyết định đầu tư, nâng cao chất lượng cho người lao động cho phù hợp với tính cạnh tranh trên thị trường. Mặt

khác thu nhập thấp cũng khiến người lao động hạn chế tự chi trả cho các khoản học thêm, nâng cao kiến thức. Chính vì vậy, DNVVN cần phải có những hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp để nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới PTNNL tại các DNVVN tại TP. Vinh

Để đánh giá kết quả của công tác phát triển nguồn nhân lực tại các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh, tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn đối với chủ doanh nghiệp và người lao động tại các DNVVN. Với số phiếu được phát ra là 125 phiếu cho 125 lao động, trong đó có 03 phiếu không hợp lệ. Đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu 100 chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thuộc các loại hình công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty TNHH để điều tra, tìm hiểu nhu cầu về các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2.1.1. Chính sách đào tạo, phát triển nhân lực

Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công cụ quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, điều kiện phát triển xã hội ngày càng cao và nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Đứng trước tình hình đó, để người lao động theo kịp với sự phát triển, tránh tụt hậu về kiến thức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họat động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp luôn có những thay đổi thích hợp.

Thật vậy, chỉ khi doanh nghiệp, nhất là DNVVN mà có chính sách này rõ ràng thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới được quan tâm xứng đáng và việc lựa chọn đúng người đi đào tạo sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn đồng thời tránh được sự lãng phí về thời gian và vật chất của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 48 - 49)